Biến đổi khí hậu và xung đột có nguy cơ làm lu mờ những nỗ lực cải thiện sức khỏe con người, trong khi thực tế các vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời, Peter Sands, người đứng đầu Quỹ Toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS, lao và sốt rét cho biết.
Việt Nam được đánh giá là một trong số ít quốc gia thực hiện công tác dự phòng và điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới. Để làm được điều đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các lực lượng liên quan còn là sự chung tay của nhiều tổ chức cộng đồng.
Nhờ sự giúp đỡ của Quỹ Toàn cầu, trong giai đoạn 2021-2023 đã có nhiều mô hình mới và các kỹ thuật mới phòng, chống HIV/AIDS được triển khai như: cung cấp dịch vụ dự phòng, dịch vụ xét nghiệm, kết nối điều trị thuốc kháng vi-rút cho người nhiễm HIV/AIDS…
Chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP và K=K) được triển khai nhằm hướng tới mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV vào năm 2030. Với những nỗ lực và kết quả triển khai trong thời gian qua, Việt Nam dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về PrEP và K=K.
Ngày 22/1, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại, cộng đồng quốc tế đang đứng trước nguy cơ bỏ lỡ thời hạn chót vào tháng 5 tới để thông qua thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý trong việc ứng phó với đại dịch, cho rằng điều này sẽ là một đòn giáng lớn đối với các thế hệ tương lai.
Với chức năng chính tiếp nhận những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS giai đoạn cuối vô gia cư, bệnh nhân tại các cơ sở cai nghiện ma túy, Trung tâm bảo trợ tại Thành phố Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ y, bác sĩ Bệnh viện Nhân Ái đã chấp nhận xa gia đình, đồng hành, nhiệt tâm chăm sóc và điều trị cho những mảnh đời lầm lỗi.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, các mạng lưới cộng đồng đã nỗ lực hỗ trợ phụ nữ dễ bị tổn thương bởi HIV cung cấp các dịch vụ tiếp cận cộng đồng, tư vấn xét nghiệm sàng lọc và kết nối các chị em có nhu cầu đến với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV cũng như các dịch vụ có liên quan khác.
Ngày 26/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Hòa Bình (Ban Chỉ đạo 09) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2023.
Tăng cường truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trong các khu công nghiệp, trường đại học; đồng hành sát sao với các nhóm đồng đẳng trong tiếp cận nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM)... là cách tỉnh Bình Dương đang triển khai hiệu quả trong việc phát hiện ca nhiễm HIV mới, đưa đối tượng nguy cơ cao vào quản lý và điều trị.
Chất lượng điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng khi tỷ lệ người bệnh có tải lượng vi-rút HIV dưới ngưỡng ức chế đạt 95% và tỷ lệ kháng thuốc ở mức 5%.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, HIV/AIDS vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn ảnh hưởng đến hơn 2 triệu người ở khu vực châu Âu. Tại châu Á và Thái Bình Dương, khu vực đông dân nhất thế giới, số ca nhiễm cũng tăng trở lại ở những nơi đã ghi nhận mức giảm đáng kể trong 10 năm qua.
Gần 70 ngày sau khi con thứ 3 chào đời, N.T.T (sinh năm 1994, quê Yên Bái) đến xét nghiệm HIV và lấy thuốc ARV định kỳ tại Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm. Người phụ nữ này đang trong tâm trạng hồi hộp vì con cô đã có kết quả âm tính lần 1 với HIV. “Giờ không gì hạnh phúc hơn nếu cháu thật sự khỏe mạnh”, T. tâm sự.
Chương trình giám sát trọng điểm nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đã khảo sát 100 bạn nguy cơ ở nhiều tỉnh, thành phố thì ghi nhận có 13 bạn nhiễm HIV. Xu hướng nhiễm HIV tăng rất nhanh trong nhóm MSM.
Quen nhau khi cùng điều trị ARV tại cơ sở điều trị HIV/AIDS (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vũng Tàu) và nên duyên vợ chồng, anh H. và chị K. khao khát sinh ra những đứa con khỏe mạnh, không nhiễm HIV. Đây cũng là mong muốn sinh con "sạch" của hàng chục cặp đôi bị nhiễm HIV tại Vũng Tàu.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, số người nhiễm HIV được phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 có xu hướng gia tăng so cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh dịch Covid-19, công tác phòng, chống HIV/AIDS đòi hỏi phải có những thay đổi để thích ứng với việc kiểm soát dịch bệnh.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn hướng dẫn mua sắm, sử dụng và thanh, quyết toán chi phí thuốc kháng HIV theo Thông tư số 22/2020 của Bộ Y tế.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, công cuộc phòng, chống AIDS vẫn còn ở phía trước nhưng những gì mà Việt Nam đã ứng phó với đại dịch là niềm tự hào, là hành trang quý báu để đi đến thắng lợi cuối cùng, chấm dứt đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.
TS Nguyễn Hoàng Long Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, dự kiến đến năm 2023, có khoảng 82% người nhiễm HIV sẽ được điều trị thuốc kháng HIV từ nguồn bảo hiểm y tế.