Cây đa di sản gần 1.000 năm tuổi trên Bán đảo Sơn Trà

Cây đa di sản gần 1.000 năm tuổi trên Bán đảo Sơn Trà

Cây đa cổ thụ gần 1.000 năm tuổi nằm tại tiểu khu 63, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (tại Bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng) được công nhận là cây Di sản vào năm 2014. Đây là cây cổ thụ đầu tiên tại Đà Nẵng được công nhận là Cây di sản, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao giá trị của khu rừng tự nhiên trên Bán đảo Sơn Trà.
Trồng bảo tồn giống cây dược liệu kim ngân tại Trung tâm Giống cây trồng Đạo Đức, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: KHÁNH TOÀN)

Chuỗi giá trị cho cây dược liệu

Việt Nam có nhiều lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, hệ sinh thái đặc trưng, nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, đa dạng. Nhiều khu vực là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm. Trong số các loài thực vật bậc cao đã được biết ở Việt Nam, có 5.117 loài và dưới loài sử dụng làm thuốc.
Trẻ em vui chơi ở vườn rừng ven sông Hồng.

Vườn rừng trong phố

Ðó là công viên rộng 9.000m2 ngay tại trung tâm Hà Nội không phải do Nhà nước đầu tư, mà hình thành từ sự đóng góp của cộng đồng. Với sự chủ trì của một số nhóm hoạt động xã hội và đoàn thể địa phương, người dân đã tiến hành dọn rác tạo mặt bằng, trồng cây, mua sắm, lắp đặt và tự quản lý công viên.
Vọoc chà vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà. (Ảnh: Đặng Thu Thuỷ)

Bảo vệ hệ sinh thái trên bán đảo Sơn Trà

Vừa qua, các nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên về hệ sinh thái trên bán đảo Sơn Trà đã phát hiện, gỡ bẫy cứu thành công một cá thể chồn bạc. Bên cạnh đó, họ còn thấy một cá thể khỉ bị bẫy kẹp vào chân mà không thể cứu được... Những hình ảnh này làm dấy lên sự bất bình của dư luận bởi sự ngang nhiên xem thường pháp luật và vấn nạn tận diệt thú rừng đã quay trở lại sau thời gian tạm lắng vì đại dịch Covid-19.
Trưng bày các sản phẩm khoa học-công nghệ tại Vườn ươm khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tiên phong cả nước về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở thành phố đã hình thành và phát triển, tạo sức lan tỏa từ cộng đồng doanh nghiệp đến xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.

Phục hồi và bảo tồn các vùng đất ngập nước

Với diện tích khoảng 12 triệu ha, vùng đất ngập nước ở Việt Nam đang góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, chất lượng đa dạng sinh học của các hệ sinh thái đất ngập nước đang đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày một nghiêm trọng, nhất là các hệ sinh thái vùng biển triều, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn và các loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao.
Bên ngoài địa điểm tổ chức COP15 tại Montreal, Quebec, Canada. (Ảnh: Reuters)

Bước tiến quan trọng vì hành tinh xanh

Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) giai đoạn 2 ở Montreal, Canada đã khép lại với một kết quả ý nghĩa, đó là thông qua thỏa thuận lịch sử về bảo vệ thiên nhiên. Thỏa thuận này thắp lên niềm tin về việc cộng đồng quốc tế tiếp tục gạt bỏ bất đồng, phát huy tinh thần đoàn kết để thực hiện đầy đủ trách nhiệm với hành tinh xanh.
Lòng 1 con đập khô cạn ở Graaff-Reinet, Nam Phi, ngày 14/11/2019. Ảnh: REUTERS

Hành động ngay vì hệ sinh thái!

Trong báo cáo vừa công bố, Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc tiếp tục cảnh báo về những mối đe dọa toàn cầu, trong đó có sự sụp đổ của hệ sinh thái. Thêm một lần nữa tiếng chuông cảnh báo lại được gióng lên về hậu quả  nghiêm trọng khi con người không cắt giảm mạnh khí thải gây hiệu ứng nhà kính.