Liên hợp quốc vừa nối lại các chuyến bay nhân đạo tới thủ đô Port-au-Prince, Haiti từ ngày 20/11, sau khi tạm dừng hơn một tuần do các cuộc tấn công nhằm vào ba chuyến bay thương mại.
Ngày 12/11, Liên hợp quốc đã phải tạm ngừng các chuyến bay tới Haiti, sau khi các băng nhóm vũ trang tấn công 3 máy bay thương mại, theo đó phía Mỹ đã cấm tất cả máy bay của Mỹ bay vào Haiti.
Cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 4/10 (giờ địa phương) cho biết, ít nhất 70 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng trong một vụ xả súng băng đảng ở Haiti.
Phái bộ an ninh đã được gia hạn hoạt động đến ngày 2/10/2025, do Kenya đứng đầu nhằm hỗ trợ cảnh sát quốc gia Haiti giành lại quyền kiểm soát các khu vực do các băng nhóm kiểm soát.
Một xe bồn chở nhiên liệu đã bất ngờ phát nổ vào sáng 14/9 tại phía tây nam Haiti, cướp đi sinh mạng của ít nhất 25 người và khiến khoảng 40 người khác bị thương nặng.
Một số video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy hình ảnh nhiều người trèo tường trong khi khói cuồn cuộn bốc lên bên trong những bức tường có dây thép gai bao quanh của nhà tù ở Haiti.
Ngày 19/7, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Haiti thông tin, ít nhất 40 người di cư Haiti đã thiệt mạng trên biển sau khi chiếc thuyền chở họ bốc cháy ngoài khơi trước đó 2 ngày.
Kế hoạch triển khai nhóm lực lượng Kenya đến Haiti, một phần của phái bộ an ninh đa quốc gia được Liên hợp quốc hậu thuẫn, đã không thể diễn ra vào cuối tháng 5 như kế hoạch. Sự cẩn trọng được đặt lên hàng đầu trong từng bước thực thi sứ mệnh hỗ trợ lực lượng an ninh Haiti chống lại các băng nhóm tội phạm vũ trang, trong bối cảnh bạo lực tại đảo quốc Caribe gia tăng chưa từng thấy.
Hội đồng Tổng thống Chuyển tiếp (CPT) của Haiti đã bầu ông Fritz Bélizaire làm Thủ tướng mới, trong khi cựu Chủ tịch Thượng viện Haiti Edgard Leblanc Fils được bổ nhiệm làm Chủ tịch CPT.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hoan nghênh việc thành lập Hội đồng chuyển tiếp ở Haiti và việc bổ nhiệm Thủ tướng lâm thời Michel Patrick Boisvert thay thế Thủ tướng Ariel Henry đã từ chức.
Cảnh sát quốc gia Haiti (PNH) đã trấn áp thành công vụ tấn công của băng nhóm tội phạm có vũ trang sáng 2/4 (giờ Việt Nam) nhằm vào Cung điện Quốc gia - biểu tượng quyền lực chính trị của nước này. Các đơn vị phụ trách an ninh của Cung điện quốc gia Haiti đã hỗ trợ cảnh sát đẩy lùi vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh căng thẳng tại quảng trường chính của thủ đô Haiti Champs de Mars, gần Cung điện Quốc gia.
Ngày 1/4, sự hoảng loạn đã bao trùm trung tâm thủ đô Port-au-Prince của Haiti khi tiếng súng xuất hiện trên các tuyến đường và rất gần với Cung điện Quốc gia.
Liên hợp quốc đánh giá tình hình bạo lực liên quan các băng đảng tội phạm và nhóm vũ trang ở ở Haiti đang ở mức “thảm họa”, với số người thiệt mạng vì bạo lực tăng vọt từ đầu năm nay.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti, trong bối cảnh sân bay đóng cửa và việc tiếp cận cảng biển khó khăn, khu vực chung quanh bị các băng nhóm vũ trang kiểm soát. Haiti đang chìm trong bạo lực ở mức độ chưa từng có, gây lo ngại xảy ra thảm họa nhân đạo và bất ổn khu vực gia tăng.
Kế hoạch thành lập chính phủ lâm thời ở Haiti dường như đã “tan thành mây khói” khi nhiều đảng chính trị bác bỏ việc thành lập một hội đồng để quản lý quá trình chuyển đổi. Sự chia rẽ trên chính trường cùng với tình trạng bạo lực leo thang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở quốc gia Caribe, đe dọa sự ổn định của khu vực.
Mỹ đã thực hiện bổ nhiệm “khẩn cấp” ông Denis Hankins làm Đại sứ mới tại Haiti, trong khi các thành viên của phái đoàn ngoại giao Thụy Sĩ tại Haiti đã sơ tán tới Cộng hòa Dominicana an toàn.
Tình hình bạo lực leo thang tại Haiti khiến Cơ quan đại diện ngoại giao nhiều nước ở nước này đóng cửa trong ngày 4/3 trong khi hàng chục chuyến bay tới quốc gia vùng Caribe này bị đình chỉ.
Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC) cảnh báo hàng nghìn người có nguy cơ phải rời khỏi Ecuador và Haiti năm 2024 do khủng hoảng nhân đạo, bạo lực leo thang, biến đổi khí hậu và tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng. Nhận định này như xát thêm muối vào "vết thương" di cư bất hợp pháp vốn đang nhức nhối ở châu Mỹ.
Không chỉ đối mặt những khó khăn do liên tục hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, cuộc sống của người dân Haiti cũng bị đe dọa nghiêm trọng bởi những vấn đề chính trị, kinh tế, an ninh, khủng hoảng nhân đạo. Liên hợp quốc cùng nhiều tổ chức quốc tế phải vào cuộc nhằm hỗ trợ Haiti.
Bất chấp nỗ lực không ngừng của các nước và tổ chức quốc tế, nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo trên thế giới vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhất là khi những điểm nóng xung đột ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, việc thiếu kinh phí đang đe dọa đẩy các hoạt động cứu trợ vào nguy cơ bị đình trệ.
Sự cố kết nối mạch điện xảy ra ngày 4/7 tại một trong các trạm biến áp của Công ty Điện lực Haiti (EDH) đã khiến cả quốc gia Caribe này chìm trong bóng tối.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres ngày 3/7 kêu gọi tăng cường hỗ trợ cho cảnh sát Haiti để đối phó với làn sóng "bạo lực chưa từng có" trong những tháng gần đây, khiến hơn 1.000 người chết, bị thương và bị bắt cóc.
Giới chức Haiti ngày 5/6 xác nhận ít nhất 42 người thiệt mạng, 11 người mất tích sau các trận mưa lớn gây lũ lụt và sạt lở đất cuối tuần qua. Mưa lũ gây thiệt hại tại 7 trong 10 tỉnh của Haiti, nơi đang chìm trong khủng hoảng nhân đạo kéo dài do bạo lực, chính trị bất ổn và kinh tế đình trệ.
Trận động đất có độ lớn 4,9 xảy ra vào khoảng 5 giờ theo giờ địa phương (16 giờ theo giờ Việt Nam) ngay ngoài khơi bờ biển bán đảo Tiburon (tây nam Haiti), nơi thường xuyên hứng chịu các trận động đất mạnh.
Đại sứ quán và Lãnh sự quán của nhiều nước tại Haiti đã tạm thời phải đóng cửa và khuyến nghị công dân nước mình hạn chế di chuyển do các cuộc biểu tình đang có xu hướng gia tăng bạo lực tại nước này.
Từ đầu năm đến nay, có tới 15 sĩ quan cảnh sát đã bị hành quyết ở Haiti, trong bối cảnh nước này không chống chọi được với tình trạng mất an ninh do các nhóm tội phạm kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn.