Nhiều người nổi tiếng đã có mặt trong khu vườn tràn đầy sắc cam tại Hà Nội để chia sẻ quan điểm của mình về chương trình.

Những con số báo động về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Hiện nay, trên thế giới có gần một phần ba phụ nữ đã từng bị bạo lực thể xác và hoặc tình dục. Ước tính có tới 10 triệu trẻ em là nạn nhân của nạn bóc lột tình dục. Cũng theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2019, ở Việt Nam, vấn nạn này vẫn còn ẩn giấu trong xã hội vì hơn 90% nạn nhân không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền, một nửa trong số họ chưa bao giờ kể cho ai biết về việc mình từng bị bạo lực.
Hiện trường vụ không kích nhằm vào vùng ngoại ô phía nam Beirut, Liban. (Ảnh REUTERS)

Pháp yêu cầu Hội đồng Bảo an họp khẩn về xung đột Israel-Hezbollah

Pháp yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp sau vụ Israel tiến hành một cuộc tấn công xuyên biên giới quy mô lớn nhằm vào lực lượng Hezbollah tại Liban. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp kêu gọi tất cả các bên tránh để xảy ra một cuộc xung đột khu vực lớn, kéo theo hậu quả tàn khốc cho tất cả mọi người, nhất là dân thường.
Xe cứu thương đến chở những người bị thương trong vụ việc máy nhắn tin phát nổ ở Beirut, Lebanon, ngày 17/9/2024. (Ảnh: Reuters)

Liên hợp quốc quan ngại sâu sắc về các vụ nổ thiết bị thông tin tại Lebanon và Syria

Ngày 18/9, Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, ông Stephane Dujarric cho biết, Tổng Thư ký Guterres bày tỏ quan ngại sâu sắc trước thông tin về các vụ nổ thiết bị thông tin xảy ra trên diện rộng tại Lebanon và Syria trong 2 ngày 17 và 18/9, khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, trong đó có trẻ em, và hàng nghìn người bị thương.
“Điểm chờ an toàn đồng hành cùng em” đặt tại Nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư số 1, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ.

Đà Nẵng từng bước xây dựng thành phố an toàn

Từ Đề án “Xây dựng thành phố Đà Nẵng an toàn-không bạo lực với phụ nữ và trẻ em, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2035” cho đến tham gia chương trình chủ đạo toàn cầu của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền phụ nữ (UN Woman), Đà Nẵng đang từng bước xây dựng thành phố là điểm đến an toàn, thân thiện.
Phụ nữ Sudan trong trại tị nạn ở Chad. (Ảnh: UNHCR)

Yêu cầu cấp bách

Số người di cư trong nước, hay tị nạn ở nước ngoài tiếp tục tăng cao ở mức đáng báo động, trong bối cảnh các điểm nóng xung đột vẫn tiếp diễn, thảm họa thiên nhiên ngày càng khó lường. Thế giới cần thêm nhiều nỗ lực và giải pháp hữu hiệu, để chung tay vượt qua cuộc khủng hoảng di cư ngày càng trầm trọng.
Người dân Haiti rời bỏ nhà cửa để tránh bạo lực. (Ảnh REUTERS)

Bạo lực leo thang ở Haiti

Cảnh sát quốc gia Haiti (PNH) đã trấn áp thành công vụ tấn công của băng nhóm tội phạm có vũ trang sáng 2/4 (giờ Việt Nam) nhằm vào Cung điện Quốc gia - biểu tượng quyền lực chính trị của nước này. Các đơn vị phụ trách an ninh của Cung điện quốc gia Haiti đã hỗ trợ cảnh sát đẩy lùi vụ tấn công xảy ra trong bối cảnh căng thẳng tại quảng trường chính của thủ đô Haiti Champs de Mars, gần Cung điện Quốc gia.
Cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Hòa Bình) phổ biến phòng, chống vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên tại Trường THPT Thạch Yên, huyện Cao Phong.

Ngăn chặn tội phạm vị thành niên

Tình trạng tội phạm trẻ hóa đang có chiều hướng gia tăng, trong đó xuất hiện cả những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Đây là vấn đề đáng quan ngại bởi lẽ tội phạm vị thành niên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân người phạm tội, làm đảo lộn cuộc sống không ít gia đình mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho cộng đồng.
Chuyển em nhỏ bị thương tới bệnh viện ở Rafah, phía nam Dải Gaza, ngày 1/11/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ trẻ em

Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell, người vừa trở về sau chuyến đi tới miền nam Gaza, gọi vùng lãnh thổ này là “nơi nguy hiểm nhất thế giới đối với trẻ em”. Cùng với số liệu của UNICEF về tình trạng hơn 333 triệu trẻ em trên toàn thế giới hiện vẫn sống trong cảnh đói nghèo cùng cực và thực tế trớ trêu là 69 triệu trẻ em đang sống trong nghèo đói tại 40 quốc gia giàu nhất thế giới, thực trạng này cho thấy mục tiêu của Liên hợp quốc xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói cùng cực ở trẻ em và để trẻ em được sống trong hòa bình là thách thức lớn và cũng là trách nhiệm của mỗi quốc gia.
Ảnh minh họa. (Nguồn: UNICEF)

Cùng hành động để phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 5/12, hơn 100 đại biểu đại diện đại diện Ủy ban bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN, Ban Thư ký ASEAN; đại diện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cơ quan của Liên hợp quốc, tổ chức phi Chính phủ quốc tế, tổ chức xã hội; một số sở, ban, ngành và đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực ở địa phương đã tham gia thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á (ASEAN).
Các đại biểu tham gia hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới.

Chung tay hành động phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã triển khai, tập huấn cho hội viên, phụ nữ và nhân dân về phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em; thành lập mới, nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình liên ngành tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.
Đại diện các đơn vị thực hiện nghi thức nhấn nút phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 10/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổ chức UN Women và hãng hàng không Vietnam Airlines phối hợp phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đại diện các bộ, ngành, cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, Liên hợp quốc, Đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ,...
Một hình ảnh có tính chất bạo lực trong phim "Bụi đời chợ lớn".

Lạm dụng yếu tố bạo lực trong các sản phẩm văn hóa

Tình trạng sử dụng hình ảnh, nội dung có tính chất bạo lực với mật độ dày đặc, gây phản cảm, không phù hợp thuần phong, mỹ tục trong một số sản phẩm văn hóa, đặc biệt là các MV ca nhạc, phim ảnh… nhằm câu khách, chiều theo thị hiếu dễ dãi của một nhóm đối tượng công chúng trong thời gian gần đây đang đặt ra những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến công chúng.
Đoàn diễu hành áo dài của Thành đoàn Hà Nội tại Festival Thu Hà Nội, tháng 10/2023. (Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT)

Nhiều hoạt động vì phụ nữ và trẻ em gái nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2023

Với chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2023 sẽ được phát động trong tháng 11 tới với đa dạng các hoạt động hướng về phụ nữ và trẻ em gái, với mục đích thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Một cảnh phim với sự xuất hiện của băng đảng xã hội đen ngang nhiên dàn trận đánh nhau, có thể gây tác động xấu đến tâm lý của người xem.

Lạm dụng yếu tố bạo lực trong các sản phẩm văn hóa

Tình trạng sử dụng hình ảnh, nội dung có tính chất bạo lực với mật độ dày đặc, gây phản cảm, không phù hợp thuần phong, mỹ tục trong một số sản phẩm văn hóa, đặc biệt là các MV ca nhạc, phim ảnh… nhằm câu khách, chiều theo thị hiếu dễ dãi của một nhóm đối tượng công chúng trong thời gian gần đây đang đặt ra những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến công chúng.