Trước hiện tượng 2 điểm cấp đổi giấy phép lái xe thường xuyên bị quá tải, thành phố Hà Nội đưa vào vận hành thêm 30 cơ sở thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe.
Khoảng hơn 23h ngày 25/3, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại một xưởng sản xuất băng keo nằm gần khu vực trạm xăng dầu Đông Dư (xóm 2, thôn Thượng, Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội). Vụ cháy vẫn đang được lực lượng chức năng tích cực dập lửa.
Tối 12/3, tại đình làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức lễ công bố quyết định công nhận lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống làng Bát Tràng năm 2025.
Báo cáo mới nhất của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, để sở hữu một ngôi nhà có mức giá trung bình tại Hà Nội, người dân cần có mức thu nhập cao hơn từ 2,3-10 lần so với thu nhập trung bình của hộ gia đình tại Thủ đô.
Ngày 26/11, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 30 đã tiếp xúc cử tri huyện Ba Vì trước kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân thành phố khóa 16, nhiệm kỳ 2021-2026. Trong nhiều vấn đề được cử tri kiến nghị tại hội nghị, cử tri xã Cẩm Lĩnh kiến nghị, đề xuất một số vấn đề về dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích triển khai hơn 10 năm.
Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trong phần “Gia đình có thành tích đặc biệt” ghi thông tin hai cha con cụ Nguyễn Văn Đoan (1909) và ông Nguyễn Văn Nhung (1932) bị địch bắt cùng một năm, cùng ở nhà tù Phú Quốc và cùng được trao trả năm 1954. Phía sau những dòng ngắn gọn này là câu chuyện dài về lịch sử gia đình, làng mạc… nhiều cảm động!
Tối 5/9, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm tổ chức chương trình Kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành gốm sứ năm 2024" tại Bảo tàng Gốm sứ Kim Lan (xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm được thành lập năm 1905, tới nay đã gần 120 năm. Bởi thế mà nhiều bạn trẻ sau khi trải nghiệm chuyến xe lửa đi từ ga Hà Nội tới ga Gia Lâm đã ví chuyến đi này như một cuộc "du hành thời gian".
Thành phố Hà Nội đang tập trung nguồn lực đầu tư để đưa hai huyện cuối cùng là Ứng Hòa và Mỹ Đức đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm ba huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2023, bảo đảm về đích đúng kế hoạch.
Thành phố Hà Nội vừa giao 3 huyện Gia Lâm, Thanh Trì và Đông Anh tập trung hoàn thiện hồ sơ huyện nông thôn mới nâng cao trình thành phố trong tháng 10/2023; huyện Đan Phượng hoàn thiện hồ sơ trong quý I/2024.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và 16 phường thuộc quận. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Gia Lâm từng bước thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị, góp phần khai thác lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế đến việc nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, huyện Gia Lâm đang hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để trở thành quận. Đây không chỉ là đích đến, mà còn là tiền đề quan trọng cho địa bàn phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong giai đoạn tới.
Ngày 24/3, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì buổi làm việc của Thường trực Thành ủy Hà Nội với huyện Gia Lâm về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2022, ba tháng đầu năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Theo kế hoạch của thành phố Hà Nội, đến năm 2025, thành phố sẽ có 5 huyện phát triển thành quận. Tuy nhiên đến nay, tiến độ thực hiện các tiêu chí lên quận của một số huyện như: Hoài Đức, Thanh Trì, Đan Phượng còn chậm. Do đó, thành phố sẽ tập trung nguồn lực để sớm đưa Gia Lâm, Đông Anh lên quận. Các huyện còn lại có thể giãn tiến độ.
Sáng 11/5, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Đơn vị bầu cử số 4 đã tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Ngày 24/12, Ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển năm huyện thành quận của thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo và các địa phương.
"Bát Tràng làm bát, Kiêu Kỵ dát vàng". Đến nay, xã Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm), nằm ở phía bờ bắc sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15km, vẫn là ngôi làng độc nhất vô nhị của cả nước làm nghề quỳ vàng, bạc.
UBND huyện Gia Lâm vừa có công văn chỉ đạo UBND xã Đông Dư và các đơn vị chức năng trên địa bàn xử lý nghiêm những vi phạm liên quan việc sử dụng đất của CTCP Trọng Phụng tại khu Vậu và bờ đầm sông Lòng Bống, xã Đông Dư.
Tối 11-12, tại không gian Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Phù Đổng, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Hội Gióng được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2010-2020).
Các bác sĩ Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Xanh Pôn đang chăm sóc tích cực, theo dõi sát bé sơ sinh vừa được giải cứu giữa hai khe tường để kịp thời phát hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn.