Thi công dự án cầu Nhơn Trạch.
Thi công dự án cầu Nhơn Trạch.

Đồng Nai tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Trong 9 tháng năm 2023, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Đồng Nai chỉ đạt hơn 27%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây và thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Do vậy, trong thời gian còn lại của năm, các ngành chức năng của địa phương đang và sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt mục tiêu được giao.

Tỉnh Đồng Nai xác định, giải ngân vốn đầu tư công là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm từ nay đến cuối năm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Vướng khâu giải phóng mặt bằng

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, tổng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh năm 2023 là 14.722 tỷ đồng. Trong 9 tháng qua, toàn tỉnh mới chỉ giải ngân được hơn 4.000 tỷ đồng, đạt 27,47% kế hoạch. Đây là tỷ lệ giải ngân thấp nhất của Đồng Nai so với cùng kỳ nhiều năm gần đây và thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ bình quân chung của cả nước. Đồng Nai đứng thứ 57/63 tỉnh, thành phố về giải ngân vốn đầu tư công.

Đồng Nai tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công ảnh 1

Giải phóng mặt bằng tại một dự án ở thành phố Biên Hòa.

Mặc dù từ đầu năm 2023, các đơn vị chủ đầu tư đều cam kết giải ngân từ 90% trở lên, nhưng qua rà soát cho thấy, đến thời điểm này nguồn vốn ngân sách tỉnh giao chỉ tiêu là 7.709 tỷ đồng, mới giải ngân được 2.004 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn bố trí cho các công trình trọng điểm của tỉnh Đồng Nai là hơn 4,3 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 50% số vốn bố trí chi tiết cho các dự án của tỉnh. Tính đến cuối tháng 9, tổng vốn đã giải ngân đối với các công trình trọng điểm là gần 889 tỷ đồng, đạt hơn 20% kế hoạch. Khoảng 2 tháng trở lại đây, tỷ lệ giải ngân vốn của các công trình trọng điểm tăng hơn 9,2%.

Tổng nguồn vốn bố trí cho các công trình trọng điểm của tỉnh Đồng Nai là hơn 4,3 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 50% số vốn bố trí chi tiết cho các dự án của tỉnh. Tính đến cuối tháng 9, tổng vốn đã giải ngân đối với các công trình trọng điểm là gần 889 tỷ đồng, đạt hơn 20% kế hoạch. Khoảng 2 tháng trở lại đây, tỷ lệ giải ngân vốn của các công trình trọng điểm tăng hơn 9,2%.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hữu Nguyên cho biết, nguyên nhân chính khiến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công đạt thấp là do các dự án vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng; năng lực chủ đầu tư cũng như một số đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công các dự án còn hạn chế. Ngoài ra, các quy hoạch chồng lấn, chưa thống nhất do tỷ lệ bản đồ khác nhau khi chồng ghép dẫn đến sai lệch, kéo theo việc giải ngân vốn một số dự án chậm.

Đồng Nai tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công ảnh 2

Thi công dự án sử dụng vốn đầu tư công ở thành phố Biên Hòa.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Đồng Nai là đơn vị thực hiện 25 dự án trong năm 2023 và được bố trí số vốn hơn 1.100 tỷ đồng. Kết quả 9 tháng qua đơn vị giải ngân được gần 400 tỷ đồng, đạt hơn 31% kế hoạch. Trong số các dự án được giao thực hiện, có bốn dự án chưa giải ngân được đồng nào. Theo Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Đồng Nai Dương Minh Tâm, khó khăn lớn nhất trong các dự án đang triển khai vẫn là khâu giải phóng mặt bằng.

Tập trung giải ngân đạt kế hoạch

Mục tiêu Đồng Nai đặt ra là tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% kế hoạch được giao trong năm 2023. Do đó, những tháng còn lại của năm, tỉnh phải giải ngân hơn 60% tổng số vốn cả năm.

Để đẩy nhanh tiến độ, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 27/9 yêu cầu các cấp, các ngành đẩy mạnh triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, xác định đây là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành, địa phương và chủ đầu tư dự án.

Đồng Nai tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công ảnh 3

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai kiểm tra tiến độ một dự án sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn.

Nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai kiến nghị thành lập Tổ phản ứng nhanh với thành viên là lãnh đạo sở, ngành liên quan, cung cấp số điện thoại để chủ đầu tư, chính quyền các huyện, thành phố liên hệ trực tiếp báo cáo những khó khăn, vướng mắc theo các nhóm lĩnh vực.

Các đơn vị chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp thông tin, số điện thoại của lãnh đạo quản lý trực tiếp dự án, quản lý lĩnh vực đầu tư công, làm cơ sở Tổ phản ứng nhanh trao đổi khi cần thiết.

Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức cho rằng, nguồn vốn bố trí cho công tác đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng thường chiếm khoảng 2/3 tại mỗi dự án. Do vậy, nếu giải ngân được nguồn vốn bố trí cho công tác giải phóng mặt bằng thì giải ngân vốn sẽ đạt kết quả cao hơn. Thời gian còn lại của năm 2023 không nhiều, do đó các huyện, thành phố cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng.

Riêng dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu sẽ bốc thăm tái định cư trên bản đồ quy hoạch 1/500, duyệt chi phí tạm cư để giải ngân kịp thời nguồn vốn ngân sách trung ương từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đã bố trí cho tỉnh hơn 1.300 tỷ đồng. Nguồn vốn này chỉ có thời hạn giải ngân đến hết năm 2023, vì vậy, nếu không thể giải ngân hết sang năm sẽ không được hỗ trợ vốn.

Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức

Cùng với đó, các sở, ngành, địa phương rà soát lại bộ máy, quy trình, cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng, phối hợp nhịp nhàng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn.

Riêng dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu sẽ bốc thăm tái định cư trên bản đồ quy hoạch 1/500, duyệt chi phí tạm cư để giải ngân kịp thời nguồn vốn ngân sách trung ương từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đã bố trí cho tỉnh hơn 1.300 tỷ đồng.

Nguồn vốn này chỉ có thời hạn giải ngân đến hết năm 2023, vì vậy, nếu không thể giải ngân hết sang năm sẽ không được hỗ trợ vốn.

Đồng Nai tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công ảnh 4

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 13.

Tại cuộc họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ 13 cách đây ít ngày, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng, cần có giải pháp để không lặp lại tình trạng năm nào giải ngân vốn đầu tư công cũng chậm. Công tác giải phóng mặt bằng phải thực hiện quyết liệt, nếu không sẽ mất đi cơ hội triển khai các công trình dự án góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, chủ đầu tư phải dành thời gian nhiều hơn cho công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, Bí thư các huyện hằng tháng chủ trì họp cùng với chính quyền lắng nghe, tháo gỡ kịp thời.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị, thời gian tới không bố trí vốn cho những dự án chưa có mặt bằng, bởi thực tế vừa qua có dự án đã được bố trí vốn nhưng chưa giải phóng xong mặt bằng, dẫn đến khởi công xong, dự án phải tạm ngưng.

Đối với một số chủ đầu tư chưa thể giải ngân được đồng vốn nào từ đầu năm 2023 đến nay cho rằng, việc lập hồ sơ và ký hợp đồng chậm là nguyên nhân.

Cụ thể, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai lý giải, do đơn vị tư vấn lập hồ sơ dự án sửa chữa, cải tạo trụ sở làm việc của sở chưa đạt yêu cầu nên quá trình thẩm định hồ sơ phải chỉnh sửa, dẫn đến vẫn chưa giải ngân được nguồn vốn.

Trong khi đó, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, đơn vị thi công dự án nâng cấp, sửa chữa hệ thống sân đường, hàng rào, mương thoát nước, vỉa hè của bệnh viện chậm thực hiện hợp đồng, khiến chưa thể giải ngân được vốn.

back to top