Đây là một sân chơi thể thao, giải trí mang tính đại chúng đầy ý nghĩa cho những người nông dân sau những giờ lao động vất vả trên đồng ruộng.
Hàng nghìn người đi xem Hội đua bò
Đến nay, Hội đua bò Bảy Núi cấp tỉnh đã qua 28 lần thi đấu. Lần thi thứ 28 này tổ chức ngày 14/10/2023 tại sân đua bò thuộc Khu Thể thao-Du lịch Tà Pạ-Soài Chek, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn với sự tham gia của 56 đôi bò của 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang.
Hội đua bò Bảy Núi do Đài Phát thanh Truyền hình An Giang phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn tổ chức.
Đua bò theo từng đôi một, người điều khiển cặp bò còn gọi là “tài xế” hay “nài bò” đứng trên dàn bừa cầm cây roi gọi là “xalul” thúc vào mông bò để chúng chạy nhanh hay chậm. Cặp bò nào về đích trước vào vòng đấu sau, tiếp tục đấu loại trực tiếp cho đến khi còn 2 cặp cuối cùng. Luật thi đấu quy định: Cặp bò nào chạy ra khỏi đường đua hay tài xế bị té khỏi cây bừa rơi xuống đất thì dù bò có về đích trước bị thua.
Huyện Tri Tôn cũng cho tạc tượng cặp bò đua đặt tại ngã ba khu vực sân đua bò huyện Tri Tôn và 1 cặp đặt tại hồ Soài Chek.
Sân đua là một khoảng ruộng hình chữ nhật, đường đua được nạo sâu xuống khoảng 10cm và phải bơm nước ngập từ 5 đến 10cm cho bò dễ chạy.
Đua bò theo từng đôi một, người điều khiển cặp bò còn gọi là “tài xế” hay “nài bò” đứng trên dàn bừa cầm cây roi gọi là “xalul” thúc vào mông bò để chúng chạy nhanh hay chậm.
Các chủ bò chăm sóc bò đua trước khi vào sân đua |
Cặp bò nào về đích trước vào vòng đấu sau, tiếp tục đấu loại trực tiếp cho đến khi còn 2 cặp cuối cùng. Luật thi đấu quy định: Cặp bò nào chạy ra khỏi đường đua hay tài xế bị té khỏi cây bừa rơi xuống đất thì dù bò có về đích trước bị thua.
Tôi và bạn bè rất mê môn thể thao độc đáo này nên năm nào ngay ngày hội đua không bận công việc cũng kéo nhau đi xem. Rất thích cảnh các tài xế điều khiển cặp bò khéo léo vượt qua đối thủ bằng kỹ thuật điêu luyện. Hồi hộp nhất là khi thấy nhiều chủ bò bị cặp bò lồng lên hất văng khỏi cây bừa té xuống đất, cứ tưởng chủ bò sẽ bị thương nhưng không ngờ lồm cồm ngồi dậy không bị thương gì.
Anh Nguyễn Văn Anh, ngụ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Như quang cảnh hằng năm, tại Hội đua bò lần thứ 28 này rất đông du khách trong và ngoài tỉnh, khách quốc tế đến huyện Tri Tôn xem đua bò. Rạng sáng, con đường vào sân đua đã nhộn nhịp bóng người, nào là chủ bò đưa bò bò đi đua, nào là người dân, du khách đến trước để có được góc ngồi đẹp.
Các chủ bò đưa bò vào sân đua |
Tiếng người cười nói, tiếng bò kêu tạo nên không khí sôi động trên vùng đất núi. Anh Nguyễn Văn Anh, ngụ thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang bộc bạch: “Tôi và bạn bè rất mê môn thể thao độc đáo này nên năm nào ngay ngày hội đua không bận công việc cũng kéo nhau đi xem. Rất thích cảnh các tài xế điều khiển cặp bò khéo léo vượt qua đối thủ bằng kỹ thuật điêu luyện. Hồi hộp nhất là khi thấy nhiều chủ bò bị cặp bò lồng lên hất văng khỏi cây bừa té xuống đất, cứ tưởng chủ bò sẽ bị thương nhưng không ngờ lồm cồm ngồi dậy không bị thương gì".
Qua các màn thi đấu vòng loại gay cấn, đến hơn 16 giờ chiều cùng ngày, cặp bò mang số đeo 42 của ông Chau Mene, ngụ thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn và cặp bò mang số đeo 25 của ông Nguyễn Văn Quyên, ngụ phường An Phú, thị xã Tịnh Biên vào chung kết.
Rất đông người xem hội đua bò. |
Khán giả thực sự mãn nhãn trước cuộc tranh hùng này. Hai đôi bò với sự điều khiển khéo léo của các chủ bò chạy đeo bám nhau quyết liệt. Cuối cùng, cặp bò của ông Chau Mene đoạt giải nhất; cặp bò của ông Nguyễn Văn Quyên giải nhì. Ông Chau Mene cũng đoạt giải người điều khiển bò giỏi nhất.
Ban tổ chức trao giải nhất, nhì cho các chủ bò đoạt giải. |
Hội đua đã khép lại, du khách ra về hẹn lại một mùa sau. Đua bò Bảy Núi là vậy, những đôi bò đoạt giải nhất, nhì ở hội đua này nhưng năm sau có thể bị thua cuộc ở các vòng loại. Vì thế, môn thể thao này càng độc đáo, khó đoán được chủ bò và cặp bò nào chiếm “quán quân”.
Dấu ấn văn hóa truyền thống dân gian
Hằng năm, Hội đua bò Bảy Núi được tổ chức trong dịp Lễ Sene Dolta là lễ cúng ông bà của đồng bào dân tộc Khmer từ ngày 29/8 đến mùng 1/9 âm lịch. Năm 2004, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nâng cấp thành lễ hội văn hóa truyền thống của tỉnh, tổ chức quy mô hơn và mở rộng cho các huyện khác trong tỉnh tham gia.
Với những giá trị và ý nghĩa văn hóa và xã hội to lớn như vậy nên ngày 27/2/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành quyết định phê duyệt đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hội đua bò Bảy Núi (2020- 2025). Nội dung cơ bản của đề án gồm: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và số hóa tư liệu; phục hồi các dạng thức thực hành và nghi lễ liên quan; xây dựng bộ tiêu chí bảo tồn giống bò đua, kỹ thuật chăm sóc bò đua, kỹ năng huấn luyện, điều khiển bò…
Năm 2009, Hội đua bò Bảy Núi lần thứ 18 được Đài Phát thanh-Truyền hình An Giang (ATV) tài trợ chính và đổi tên thành “Hội đua bò Bảy Núi tranh cúp Truyền hình An Giang”.
Đến năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định đưa “Hội đua bò Bảy Núi - An Giang” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên có đặc điểm riêng của vùng đất chân ruộng trên, tức là dưới lớp nước là lớp bùn mỏng có lớp cát, nên khi bò chạy trên đó không lún, giúp bò chạy nhanh, cây bừa và người điều khiển lướt trên mặt bùn. Vì thế, chỉ vùng này mới có thể tổ chức được đua bò mà thôi.
Ông Chau Song, ngụ ấp Tô Trung, xã Núi Cô, huyện Tri Tôn gắn bó với nghề đua bò 27 năm nói, cái thú đưa bò đi tập dợt trước ngày thi vui lắm.
Theo anh Chau Song, thường trước cuộc thi 2 tháng là đưa bò đi tập dợt. Bò đua giá rất cao, phải tuyển chọn rất kỹ với các tiêu chuẩn như hình dáng cao, chân cứng và thon tròn, móng nhỏ và khít, gân to, thịt săn chắc, cặp sừng nhọn cong đều đặn và cân đối. Một con bò giỏi giá trị của chúng bằng 2 đến 4 con bò thịt, nhưng nếu khi thi đấu, chúng bị gẫy chân phải đem bán thịt như bò thường thì xem như chủ bò bị lỗ vốn và công sức đã đầu tư.
Hai cặp bò tranh tài quyết liệt. |
Những người đam mê đua bò như ông Chau Song còn cho biết thêm, kiếm được bò giỏi rất khó, bò tơ từ 5 đến 6 tuổi được tập luyện và vòng đời ra sân đấu được khoảng 8 năm nhưng không phải lúc nào cũng chọn được bò ưng ý.
Thường trước cuộc thi 2 tháng là đưa bò đi tập dợt. Bò đua giá rất cao, phải tuyển chọn rất kỹ với các tiêu chuẩn như hình dáng cao, chân cứng và thon tròn, móng nhỏ và khít, gân to, thịt săn chắc, cặp sừng nhọn cong đều đặn và cân đối. Một con bò giỏi giá trị của chúng bằng 2 đến 4 con bò thịt nhưng nếu khi thi đấu chúng bị gẫy chân phải đem bán thịt như bò thường thì xem như chủ bò bị lỗ.
Ông Chau Song, chuyên đua bò ngụ ấp Tô Trung, xã Núi Cô, huyện Tri Tôn
Việc chăm sóc bò cũng rất cực như giăng mùng cho bò ngủ để tránh muỗi chích, thỉnh thoảng cho bò ăn trứng gà, uống nước ngọt để tăng sức lực; cho ăn cỏ non bổ dưỡng, không cho ăn rơm khô vì bò sẽ béo chạy chậm; phải cho bò tắm nắng để quen nhiệt độ cao, tập bò chạy đến khi chạy nhiều vòng liền bò không thở dốc hay lồng lên hất chủ văng khỏi bừa; tập cho bò làm quen với tiếng ồn, đám đông để khi ra sân bò không sợ chạy hoảng.
Một cặp bò bứt tốc về đích. |
Các chủ bò tâm sự, đôi bò thắng giải tôn vinh chủ nhân và là niềm tự hào của phum sóc nên khi thi đấu ai cũng trổ tài. Vì thế, người đua bò phải có kinh nghiệm, phải hiểu tâm tính bò, phải khéo léo điều khiển để bò không lồng lên hất chủ văng khỏi dàn bừa hay đến các khúc cua chạy tạt ra khỏi đường đua…
Đua bò từ chỗ là một hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền của đồng bào Khmer, từ lâu đã có người Việt tham gia. Đồng thời, nhiều lần thi đấu có cả các cặp bò ở các tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long và ở nước bạn Campuchia.
Điều đó cho thấy sức thu hút mãnh liệt và tính chất liên kết cộng đồng mạnh mẽ của đua bò, là một bằng chứng sống động thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, gắn bó nhau trong sản xuất và cũng là dịp để bà con vui chơi, gặp gỡ nhau nuôi dưỡng những tình cảm cộng đồng đẹp, đậm chất nhân văn.
Với những giá trị và ý nghĩa văn hóa và xã hội to lớn như vậy nên ngày 27/2/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành quyết định phê duyệt đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Hội đua bò Bảy Núi (2020-2025).
Nội dung cơ bản của đề án gồm: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và số hóa tư liệu; phục hồi các dạng thức thực hành và nghi lễ liên quan; xây dựng bộ tiêu chí bảo tồn giống bò đua, kỹ thuật chăm sóc bò đua, kỹ năng huấn luyện, điều khiển bò…