Trong xu thế chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, khu vực kinh tế tư nhân – với vai trò đóng góp gần 50% GDP, tạo việc làm cho khoảng 85% lực lượng lao động cả nước – đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới mô hình hoạt động, thích ứng với bối cảnh kinh tế số.
Từ một tổ chức với chỉ vài chục hội viên ban đầu, đến nay, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (HANOISME) đã phát triển thành một trong những hiệp hội doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả nhất cả nước, đại diện cho hơn 11.000 doanh nghiệp thành viên.
Ngày 11/5, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hanoisme) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1995-2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng.
Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có gần một triệu doanh nghiệp, trong đó, chiếm phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tỷ lệ khoảng 98%. Để phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế, thì cần phải tạo lực đẩy cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa vươn lên, “có năng lực cạnh tranh toàn cầu, làm chủ công nghệ và hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng quốc tế” (Theo Tổng Bí thư Tô Lâm). Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn về vấn đề này với Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ)
Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) vừa ký hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản lý rủi ro môi trường và xã hội, chống biến đổi khí hậu.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, đoàn đại biểu kinh tế cấp cao Việt Nam do đồng chí Lê Quang Mạnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội dẫn đầu, đã làm việc tại trụ sở chính của Tập đoàn Alibaba tại Xixi Campus (Hàng Châu, Trung Quốc).
Thời gian qua, kinh tế tư nhân dù tiếp tục có sự phát triển cả về chất và lượng, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, rào cản, ảnh hưởng sâu sắc tới việc phát huy vai trò cũng như khả năng đóng góp đối với sự phát triển của đất nước. Trước tình hình đó, tại cuộc làm việc về phát triển kinh tế tư nhân ngày 7/3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương tích cực phối hợp Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng nghị quyết về kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị sớm ban hành. Trong đó, phải thay đổi tư duy, nhận thức, cách “ứng xử” và hành động, chính sách cụ thể đối với khu vực kinh tế quan trọng này. Đặc biệt, cần khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.
Chiều 27/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với chủ đề Nhà nước kiến tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn, nghiêm trọng hơn, trở thành một trong những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và mọi mặt của đời sống xã hội.
Những năm gần đây, Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố năng động trong nền kinh tế toàn cầu với chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đóng vai trò xúc tác quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước. Sự chuyển đổi này không chỉ là xu hướng tất yếu, mà còn là chiến lược quan trọng cho sự phát triển bền vững nền kinh tế.
Chiều 2/12, tại Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024). Thời gian qua, Cuộc thi ghi nhận gần 1.000 thí sinh từ các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn Thủ đô tham gia tranh tài.
Đánh giá dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) có tác động lớn đến các doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội cho rằng, nên cân nhắc việc áp thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp để tạo điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển, phục hồi hậu đại dịch Covid-19.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã nhận thức được rõ ràng rằng chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, mà còn là “chìa khóa” để duy trì và phát triển doanh nghiệp trong thế giới kỷ nguyên số. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số trong doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội hiện vẫn còn hạn chế và hiệu quả đạt được vẫn thấp, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Gia tăng đầu tư, đặc biệt là đầu tư công nhằm nâng cấp đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ số thiết yếu và rộng khắp là giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được sử dụng những tiện ích do kinh tế số mang lại.
Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính và bảo đảm an toàn pháp lý đối với doanh nghiệp là những vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên thực tế, nhiều doanh nghiệp lại chưa chú trọng vấn đề này, khiến phát sinh nhiều ảnh hưởng đến “sức khỏe” của doanh nghiệp.
Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Kết nối cùng Phát triển -“Link to Grow” Hà Nội và các tỉnh khu vực phía bắc 2024 tập trung vào một chủ đề cấp thiết: Thu hút đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh và phát triển bền vững. Đây chính là mục tiêu không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà còn với cả xã hội, môi trường và nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập toàn cầu.
Thành phố Hồ Chí Minh xác định chuyển đổi số là một trong các giải pháp nền tảng có tính đột phá, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11.
Hội thảo các nền tảng số ứng dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với an toàn thông tin trong chuyển đổi số nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Từ đó, tìm kiếm các giải pháp, cơ chế, chính sách để đẩy mạnh chuyển đổi số và áp dụng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất, hiệu quả…
Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đang đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) áp dụng thương mại điện tử, với mục tiêu đưa giá trị thị trường thương mại điện tử của Thái Lan lên mức 750 tỷ baht vào năm 2025.
Đổi mới sáng tạo xanh đã được các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quan tâm thực hiện ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, hàng tiêu dùng, xử lý chất thải, năng lượng, chế biến thực phẩm,…
Ngày 12/6, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank) đã ký kết một khoản vay ưu tiên lên tới 80 triệu USD nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, các đại biểu Quốc hội bày tỏ mong muốn Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Chuyển đổi số thường liên quan đến việc sử dụng công nghệ số để tự động hóa và cải tiến các hoạt động kinh doanh, quản lý, sản xuất, giao tiếp, và tương tác với khách hàng.
Đến cuối tháng 8/2023, dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội ước đạt hơn 3,2 triệu tỷ đồng, xếp thứ hai cả nước, tăng 10,35% so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, việc cung ứng và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp đối mặt với những khó khăn thách thức khi đơn hàng ngày càng khó kiếm trong khi các chi phí phát sinh về marketing, quảng bá sản phẩm và các chi phí khác không giảm khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng thấp, thậm chí giảm, tăng trưởng âm.
Những năm qua, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được nhiều ngân hàng xác định là một trong những đối tượng ưu tiên trong cấp tín dụng. Tuy nhiên thực tế, vẫn tồn tại khoảng trống trong cung cấp tín dụng và các sản phẩm tài chính khác cho đối tượng này.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục là điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cho thấy kỳ vọng Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất lớn của khu vực.
Tính đến nay, cả nước có khoảng gần 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng trong đó chỉ có khoảng 2% là các doanh nghiệp lớn, còn lại chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.