Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
Hầu hết trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 đều chỉ gặp các phản ứng thông thường, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ có phản ứng bất thường.
Người mắc Covid-19 là phụ nữ có thai để được điều trị tại nhà phải là người chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, chưa có dấu hiệu chuyển dạ; Không có một trong các dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa.
Hội chứng hậu Covid-19 gây viêm đa hệ thống (multisystem inflammatory syndrome (MIA-A)), ảnh hưởng đến gây viêm hệ thần kinh, thoái hoá hệ thần kinh, gây ra các vấn đề nhận thức trong đó có biểu hiện của “sương mù não”.
Sau 10 ngày kể từ thời điểm khởi phát triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân Covid-19 mới được coi là an toàn.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh uống thuốc Molnupiravir có thể phòng được hậu Covid-19. Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do các phản ứng có hại của thuốc.
Tổn thương phổi do Covid-19 là tổn thương xơ phổi, kích thích bệnh nhân ho cùng hội chứng trào ngược, do vậy việc dùng kháng sinh phải căn cứ trên xét nghiệm có nhiễm trùng mới dùng.
Khi thai phụ mắc Covid-19 bị sốt, người bệnh cần uống nhiều nước, lau người bằng nước ấm. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt an toàn trong thai kỳ: Paracetamol 500 mg hoặc Ibuprofen nếu không có tiền sử loét dạ dày, xuất huyết.
Để hỗ trợ điều trị triệu chứng cảm cúm, mệt mỏi khi nhiễm Covid-19, người bệnh chỉ nên xông hơi 1 lần/ngày và bảo đảm nhiệt độ để không bị bỏng. Không nên xông 4-5 lần/ngày... Việc lạm dụng xông quá nhiều lần trong ngày khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp.
Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50 C: Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn, cách tối thiểu 4-6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo tuổi). Có thể lặp lại mỗi 4 giờ đến 6 giờ nếu vẫn còn sốt. Lưu ý tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.
Hiện nay, có 3 loại thuốc kháng virus được sử dụng điều trị Covid-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng là: Remdesivir, Favipiravir, Molnupiravi.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 437 /QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung một số điểm của "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19" ban hành kèm theo Quyết định 250/QĐ-BYT ngày 28/1/2022 của Bộ trưởng Y tế.
Hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ (MIS-C) thường xảy ra sau mắc Covid-19 khoảng 2-6 tuần với các biểu hiện thường gặp như: sốt cao liên tục, rối loạn tiêu hóa, phát ban ngoài da, môi lưỡi đỏ. Biểu hiện MIS-C khá giống với một số tình trạng bệnh lý khác như sốc nhiễm độc hay bệnh Kawasaki. Đa phần bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau điều trị, tỷ lệ tử vong là rất thấp.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, không phải ai mắc Covid-19 cũng cần đi khám hậu Covid-19. Với nhóm F0 nằm viện, có viêm phổi, điều trị hồi sức tích cực (ICU), sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ 4-8 tuần. Đối với nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện, chỉ nên đi tái khám khi có triệu chứng hậu Covid-19.
Theo hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, năm bệnh viện gồm Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Xanh Pôn và Sơn Tây; bệnh viện Trung ương, bộ, ngành sẽ tiếp nhận trẻ em mắc Covid-19 phải điều trị ở tầng 3.
Người bệnh Covid-19 bị béo phì có nguy cơ tử vong cao hơn những người không bị béo phì. Đặc biệt, sự hiện diện của bệnh béo phì khiến cho nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nặng tăng lên gấp ba lần, và thời gian nằm viện cũng bị kéo dài hơn.
Hướng dẫn điều trị Covid-19 mới nhất của Bộ Y tế ngày 28/1/2022 có nhấn mạnh, tất cả các bệnh nhân Covid-19 cần (tiếp tục) điều trị các bệnh nền của họ, bao gồm các bệnh nội tiết. Nếu không, bệnh của họ sẽ bị nặng hơn, nguy cơ nhập viện cũng như tử vong tăng.
Người dân khi trở thành F1 hoặc F0 cần dự phòng một số thuốc và trang bị vật tư để bảo đảm cách ly và tự điều trị, đó là: các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…; nhóm các thuốc chữa ho; nhóm các thuốc tiêu chảy; nước súc miệng; cồn sát trùng; các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần); các loại thuốc xịt mũi; vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho; nước uống thông thường, nước bù điện giải.
F0 điều trị tại nhà cần lưu ý bảo đảm cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối về cả năng lượng và các vi chất dinh theo nhu cầu của từng nhóm tuổi, tình trạng bệnh và khả năng dung nạp nhằm phòng ngừa teo cơ, suy dinh dưỡng.
Theo Sở Y tế Hà Nội, F0 ở Hà Nội được tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir phải đáp ứng 4 tiêu chí.
Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc đang tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát thực hiện nghiêm các quy định.
Hiện nay, gói thuốc phát cho F0 điều trị tại nhà gồm có 3 gói A, B, C, vì vậy, người dân khi nhận được gói thuốc F0 cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn mà nhân viên y tế đã đưa ra.
Đau cơ ở bệnh nhân Covid-19 có thể kéo dài hơn so với các trường hợp nhiễm virus khác và có thể đáp ứng kém với thuốc giảm đau thông thường.
Bộ Y tế hướng dẫn nên đo thân nhiệt người mắc Covid-19 ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng, buổi chiều và khi có dấu hiệu bất thường. Kết quả đo ghi vào phiếu theo dõi sức khỏe.
Dinh dưỡng trong phòng, chống dịch Covid-19 là dinh dưỡng hợp lý theo nguyên tắc dinh dưỡng cho từng đối tượng (theo lứa tuổi, theo bệnh mạn tính đang mắc).
Câu hỏi: Nhiều người lo lắng khi bị sốt sau tiêm vaccine Covid-19 và băn khoăn về việc có nên tăng liều thuốc để nhanh hạ sốt hay không?
Câu hỏi: Quá trình phục hồi sau điều trị với bệnh nhân Covid-19 rất quan trọng để tránh các di chứng. Vậy trong giai đoạn này, bệnh nhân Covid-19 cần lưu ý những gì?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tất cả người mắc Covid-19 có bệnh nền, người đang mang thai, béo phì, người trên 50 tuổi và trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều phải được điều trị tại bệnh viện.
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai phát các túi thuốc cho bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà và có những lưu ý cho người bệnh khi sử dụng túi thuốc này.
Theo hướng dẫn dinh dưỡng cho người nhiễm Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, cần hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, mặn; Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ...
Theo Bộ Y tế, để tránh căng thẳng tinh thần, bệnh nhân Covid-19 (F0) điều trị tại nhà nên tránh tiếp xúc với tin tức về dịch Covid-19 trên các mạng xã hội như zalo, facebook, youtube, tiktok..