Amazon Web Services (AWS), bộ phận điện toán đám mây của gã khổng lồ công nghệ Amazon, vừa thông báo sẽ đầu tư 8 tỷ bảng Anh (tương đương 10,45 tỷ USD) tại Vương quốc Anh trong vòng 5 năm tới để xây dựng, vận hành và duy trì các trung tâm dữ liệu trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng đối với dịch vụ điện toán đám mây.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 83/CĐ-TTg về tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.
Chiều 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Thomas Vallely, cựu Giám đốc Chương trình Việt Nam thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ), Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright và các chuyên gia Đại học Fulbright Việt Nam.
Cùng với trí tuệ nhân tạo (AI), internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data)… thì nền tảng điện toán đám mây (cloud computing) được xem là nền tảng công nghệ cốt lõi của chuyển đổi số. Điện toán đám mây được hiểu là việc phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin theo nhu cầu qua internet và thanh toán theo mức sử dụng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng. Hiện nhiều tập đoàn công nghệ lớn trong nước đang tập trung đầu tư nguồn lực làm chủ công nghệ này.
Tại Hà Nội vừa diễn ra Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”. Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Tại Hội nghị Di động thế giới (MWC) năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm tăng tốc nghiên cứu, phát triển và sản xuất công nghệ tiên tiến phục vụ hạ tầng số, xã hội số tương lai và ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển giải pháp an ninh, an toàn cho điện toán đám mây.
Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng nhận định, mỗi cá nhân phải tự nhận thức được thông tin, dữ liệu cá nhân của mình là một loại tài sản. Tài sản đó phải được bảo vệ cẩn thận.
Việc ứng dụng các dịch vụ điện toán đám mây trong những năm gần đây đang hỗ trợ mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Nhu cầu về tính linh hoạt, năng suất và hiệu quả lưu trữ tăng lên trên tất cả các lĩnh vực đã mở ra một cuộc chạy đua sôi động về hạ tầng công nghệ thông tin giữa các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam.
VNG Digital Business vừa giới thiệu giải pháp công nghệ Cloud Camera AI trong vận hành Đô thị thông minh và nền tảng điện toán đám mây hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của VNG Cloud tại sự kiện Tech4Life.
Ngày 7/9, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty TNHH Google châu Á Thái Bình Dương đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tăng tốc, thúc đẩy chuyển đổi số ngành giáo dục và lĩnh vực điện toán đám mây tại Việt Nam.
Ngày 28/8, VMware công bố những phát triển tiếp theo của giải pháp VMware Cloud, gồm các phiên bản và tính năng mới, giúp khách hàng hiện đại, tối ưu hóa và bảo vệ tốt hơn tổ chức của mình.
Theo Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone, Lào cần hành động mạnh mẽ để phát triển ba trụ cột: kinh tế số, chính phủ số và cộng đồng số nhằm tạo cú hích lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Điện toán đám mây tại Việt Nam được đánh giá là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh nhất ở khu vực ASEAN nhờ quá trình tăng tốc chuyển đổi số quốc gia. Với xu thế hiện nay, cùng nhu cầu chuyển đổi số ở mọi ngành nghề, dịch vụ điện toán đám mây ngày càng được các tổ chức và doanh nghiệp quan tâm, nhất là lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Thời gian qua, Bộ Công an là một trong những cơ quan nòng cốt, tiên phong trong công tác chuyển đổi số quốc gia với phương châm “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, đạt được nhiều kết quả quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức.
Sự kiện Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam - Devday Đà Nẵng 2023 chính thức khai mạc sáng nay (22/4) tại trường Đại học Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng. Sự kiện do Axon Active Việt Nam và Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức.
Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) bổ sung quy định quản lý dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (dịch vụ OTT viễn thông) theo nguyên tắc tạo thuận lợi cho phát triển nhưng có quản lý để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh.
Hiện nay, để tăng tốc hội nhập với nền kinh tế số, nhiều ngân hàng Việt Nam đã tìm tới giải pháp điện toán đám mây nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng như tối ưu hóa nguồn ngân sách vận hành hệ thống.
Ngày 21/2, Amazon Web Services (AWS), công ty con của Amazon, cho biết họ đang hợp tác với công ty khởi nghiệp Hugging Face, một trung tâm phát triển phần mềm, để giúp việc tiến hành phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) dễ dàng hơn trên đám mây của Amazon.
Chiều 14/2, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã ký hợp tác chiến lược giai đoạn 2023-2028 với Tổng Công ty Viễn thông MobiFone. Thỏa thuận hợp tác sẽ phát huy tiềm năng, thế mạnh của hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng không và viễn thông - công nghệ thông tin, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để Vietnam Airlines và MobiFone mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.
Công ty cổ phần VNG vừa ra mắt nền tảng CloudVerse, giải pháp thông minh dành cho những doanh nghiệp đang sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ điện toán đám mây, giúp tối ưu hóa các dịch vụ multicloud, tiết kiệm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của điện toán đám mây được Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: "Cấu phần quan trọng nhất của hạ tầng số Việt Nam là điện toán đám mây". Thế nhưng, ông cũng trăn trở, 80% thị phần "trên mây" của Việt Nam thuộc về các công ty nước ngoài.
Cơ hội để các doanh nghiệp Việt hiện thực hóa mục tiêu giành 70% thị phần điện toán đám mây vào 2025 được đánh giá vô cùng thách thức. Trong bối cảnh đó, kinh nghiệm của Viettel IDC cho thấy nhiều bài học quan trọng.
Điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay hay máy tính để bàn giờ đây đã trở thành những công cụ phổ biến đối với việc dạy và học. Tất cả những thiết bị này đều được liên kết với hàng loạt tài nguyên giáo dục nhờ điện toán đám mây.
Với các dịch vụ đám mây, lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ Google Cloud khác, dự án trung tâm dữ liệu điện toán đám mây ở Mexico nằm trong khoản đầu tư 1,2 tỷ USD dành cho Mỹ Latinh.
Những năm gần đây, ngành điện toán đám mây Trung Quốc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 30%, là một trong những thị trường năng động nhất trên thế giới trong lĩnh vực này.
Trong 10 năm qua, Tập đoàn Viễn thông Huawei của Trung Quốc đã chi hơn 132,66 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Đây được coi như chiến lược phát triển quan trọng của Huawei, khi coi việc chi cho R&D là “đầu tư cho cả hiện tại và tương lai”, với mục tiêu liên tục đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwon cho biết, công nghệ 5G, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là những yếu tố chính cấu thành hạ tầng nền kinh tế số của nước này, vì cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân Thái Lan.
Ngày 8-6, hàng nghìn website của chính phủ, báo điện tử, trang tin và mạng xã hội nổi tiếng trên toàn cầu đồng loạt gặp hiện tượng không thể truy cập trên diện rộng trong khoảng một tiếng đồng hồ. Sự cố lớn này liên quan đến trục trặc kỹ thuật của công ty điện toán đám mây Fastly có trụ sở tại Mỹ.