Để tăng cường tính khả thi của chính sách về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đại biểu Quốc hội kiến nghị cần quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành các cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, cũng như cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi.
Ngày 3/6, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức hội thảo "Chia sẻ kiến thức về phát triển điện gió ngoài khơi trên địa bàn tỉnh". Tham dự hội thảo có đại diện Cục Năng lượng Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cùng đơn vị khảo sát, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển điện gió.
Bộ Công thương vừa hoàn thiện dự thảo mới nhất của Thông tư Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió để lấy ý kiến.
Ngày 29/8, tại thành phố Phan Thiết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) (Đan Mạch) tổ chức Hội thảo “Bình Thuận: Triển vọng phát triển ngành điện gió ngoài khơi nhằm thúc đẩy kinh tế biển”.
Tiếp tục chuyến công tác tại Quảng Bình, chiều 20/4, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và đoàn công tác đến thăm, làm việc tại Khu kinh tế Hòn La, huyện Quảng Trạch; thăm, tặng quà cho bộ đội Trung đội đảo La.
Trong khuôn khổ “Diễn đàn và triển lãm Kinh tế xanh” (GEFE 2022) diễn ra mới đây, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Stuart Livesey, Giám đốc Quốc gia Công ty Copenhagen Offshore Partners (COP) về tiềm năng, thách thức và tương lai sắp tới của ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên gió tốt nhất trên toàn cầu, Việt Nam cần những cơ chế, chính sách phù hợp để khai phá tiềm năng rất lớn của nguồn tài nguyên này, qua đó giúp tăng cường an ninh năng lượng, cải thiện cán cân thương mại, tăng tính bền vững của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc tế của đất nước.
Xuất phát từ nhu cầu mở rộng đội ngũ nhân sự quản lý xây dựng và vận hành các dự án điện gió ngoài khơi ngày càng phát triển tại Việt Nam, Công ty Copenhagen Offshore Partners (COP) về phát triển dự án, quản lý xây dựng và vận hành các dự án điện gió ngoài khơi trên toàn cầu đã chính thức đưa văn phòng tại Hà Nội vào hoạt động.
Sáng 3/11, Công ty trách nhiệm hữu hạn Doosan Enerbility Việt Nam (Doosan Vina), trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, dưới sự chứng kiến của Thái tử Đan Mạch Frederick và lãnh đạo Bộ Công thương, Công ty vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi Việt Nam với Tập đoàn Ørsted (Đan Mạch).
Ngày 1/11, Liên danh Tập đoàn Ørsted và T&T Group đã ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt với Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm nâng cao năng lực kỹ thuật và xây dựng chuyên môn công nghệ trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi của Việt Nam.
Ngành điện gió ngoài khơi toàn cầu ghi nhận công suất lắp đặt mới cao kỷ lục trong năm 2021, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này vẫn chưa đủ để đáp ứng các mục tiêu về lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng “0” (net-zero) mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đề ra đến năm 2030.
Bồ Đào Nha đang lên kế hoạch tổ chức phiên đấu thầu đầu tiên đối với các dự án trang trại điện gió nổi ngoài khơi trong mùa hè này, với tổng công suất kỳ vọng đạt 3-4 gigawatt (GW) vào năm 2026.