Hiện nay, phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa đang là xu thế mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Mỗi quốc gia đều tự ý thức nâng cao nội lực của thị trường văn hóa, tạo tiền đề cho giao lưu quốc tế và đóng góp tích cực vào phát triển nền kinh tế. Thói quen tiêu dùng và nhu cầu thụ hưởng của công chúng đang thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi thị trường văn hóa cần có những sáng tạo, thích ứng linh hoạt cho phù hợp.
Cách trung tâm phố cổ Hội An (Quảng Nam) khoảng 3km về phía đông bắc, làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà đã trở thành biểu tượng của du lịch xanh và bền vững. Với lịch sử hơn 400 năm, nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi các loại rau thơm đặc sản mà còn là điểm đến trải nghiệm độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước. Vào năm 2024, làng rau Trà Quế được Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc vinh danh là “Làng du lịch tốt nhất thế giới”, khẳng định giá trị văn hóa và du lịch đặc sắc của vùng đất này.
Ngày 16/7, tại kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đánh giá, kết quả giám sát thực hiện lĩnh vực đột phá về lĩnh vực phát triển thương mại dịch vụ tổng hợp hiện đại, trọng tâm là dịch vụ du lịch, logistics trên địa bàn còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Các tour du lịch bất hợp pháp ảnh hưởng tới mục tiêu doanh thu du lịch 3.000 tỷ baht (khoảng 83 tỷ USD) của Thái Lan do giá trọn gói thấp và lưu thông tài chính phần lớn chảy ra nước ngoài.
Trong báo cáo đánh giá đo kiểm tốc độ di động tại thị trường Việt Nam 2023 vừa được Speedtest công bố thì VinaPhone là mạng di động nhanh nhất Việt Nam.
Ngày 23/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực thương mại, dịch vụ, logistics và khai thác lợi thế khu vực quanh sân bay Long Thành năm 2023. Hơn 250 doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tham dự hội nghị, với mong muốn tìm hiểu cơ hội để đầu tư vào Đồng Nai, nơi có nhiều lợi thế, dư địa để phát triển thời gian tới.
Các sản phẩm, dịch vụ của công nghiệp văn hóa không chỉ giúp khẳng định thương hiệu quốc gia mà còn đóng góp doanh thu không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Việt Nam đã hình thành một số thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa, tuy nhiên, sức cạnh tranh của sản phẩm không cao, chưa có các sản phẩm văn hóa đại chúng có sức thu hút trên toàn cầu. Tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp văn hóa là cần thiết, nhưng song song với đó là cần nâng cao vai trò quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng để thị trường này phát triển đúng hướng.
Với mong muốn mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng điện, góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế-xã hội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tăng cường mở rộng các kênh tiếp cận đối với dịch vụ cấp điện hạ áp. Giờ đây, khách hàng có thể trực tiếp sử dụng các dịch vụ về điện mọi lúc, mọi nơi và liên tục 24/24 giờ.
Sáng 30/6, tại Phân hiệu Vĩnh Long, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức Hội thảo "Ứng dụng công nghệ phát triển chuỗi cung ứng du lịch bền vững" (TSST).
Theo Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, ngành dịch vụ tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh trong tháng 4/2023, phần lớn được thúc đẩy bởi sự mở rộng của các dịch vụ du lịch, lưu trú và nhà hàng.
Qua công tác kiểm tra, rà soát và xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng có biến động, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên xác định: Trong 407.423ha rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng thì năm 2022 có 320.230ha đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
Trước thông tin báo chí nêu có hiện tượng “cò” dịch vụ cấp đổi giấy phép lái xe” tại Trung tâm hành chính công, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan làm rõ và chấn chỉnh, xử lý nếu có tình trạng trên.
Mohammed al-Hamo chưa từng nghĩ sẽ có lúc nghề tay trái là cắt tóc của mình được tận dụng trong khu tạm trú của những nạn nhân sống sót sau thảm họa động đất ngày 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Một loại hình dịch vụ tiện ích, miễn phí dành cho hành khách đã được áp dụng tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (NIA) từ 8 năm nay nhưng không phải hành khách nào cũng hiểu để sử dụng, đó là xe buýt nối chuyến miễn phí giữa hai nhà ga.
Ngay trước thềm Tết Nguyên đán, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách phòng, chống Covid-19 để khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội. Nhờ đà tăng trưởng cao của chi tiêu dịp lễ tết, chính sách kích cầu, ăn uống tại nhà hàng, mua sắm trực tuyến, ngành dịch vụ ăn uống đã phục hồi mạnh mẽ ngay đầu năm mới.
Chiều 3/11, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Hội nghị thông qua kết quả Chương trình bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, kết thúc ngày giao dịch 11/8, sắc xanh chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường hàng hóa khi bạc là mặt hàng duy nhất ghi nhận giá đóng cửa thấp hơn so với mức tham chiếu. Chỉ số MXV-Index nối dài đà tăng sang ngày thứ 3 liên tiếp, với mức tăng 2,15% lên 2.676,75 điểm. Đây là mức điểm cao nhất trong vòng hơn 1 tháng qua.
Chiều 28/7, tại thành phố Đồng Hới, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức ký kết chương trình hợp tác giai đoạn 2022-2026 nhằm đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá điểm đến và khôi phục ngành dịch vụ hàng không sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Thông tin từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên, toàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) hiện tồn hơn 5,2 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng từ năm 2017 đến 2021. Toàn bộ số tiền tồn trên chính là công chăm sóc, bảo vệ của 356 chủ rừng được giao bảo vệ hơn 10,3 nghìn ha rừng.
Ngày 23/3, Ủy ban Chứng khoán và hối đoái Thái Lan (SEC) ra thông báo cho biết Chính phủ Thái Lan sẽ cấm sử dụng các loại tiền tệ mã hóa làm phương tiện thanh toán mua hàng hóa và dịch vụ do lo ngại những tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính và nền kinh tế nước này.
Sau 7 mùa giải thành công tốt đẹp, chương trình bình chọn “Top 100-Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em” lần thứ VIII năm 2022 dự kiến sẽ diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 tới đây.
Trong những ngày vừa qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ liên tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 ở mức cao, nhiều ca bệnh ghi nhận trong cộng đồng. Trước tình hình đó, ngày 23/3, tỉnh Phú Thọ yêu cầu dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ: vũ trường, karaoke, massage, quán bar, internet, trò chơi điện tử ở tất cả các cấp độ dịch.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 29/10, UBND tỉnh đã có quyết định cho phép một số dịch vụ trên địa bàn tỉnh được hoạt động trở lại sau gần 6 tháng tạm dừng để phòng, chống dịch Covid-19.
Chiều tối ngày 22/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu cho biết, từ 0 giờ ngày 23/9 tỉnh Hà Tĩnh sẽ cho phép một số hoạt động, dịch vụ hoạt động trong điều kiện bảo đảm các biện pháp phòng dịch Covid-19.
Từ 12 giờ ngày 16/9, tại địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20 ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh... dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày.
Từ ngày 21-6, cho phép mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố Cảng, nhưng phải bảo đảm thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch. Đó là thông báo mới nhất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hải Phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố vừa công bố tại văn bản số 4034/UBND-VX ngày 21-6 về tiếp tục nới lỏng một số hoạt động trên địa bàn.
Đà Nẵng trải qua 21 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng, từ ngày mai, 9-6, người dân sẽ được đi tắm biển, các hoạt động thể thao ngoài trời, các dịch vụ thiết yếu được mở theo từng khung giờ, hàng quán được phép mở bán tại chỗ đến 21 giờ.
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo, kể từ 12 giờ ngày 8-6, các khu, điểm du lịch, di tích, danh thắng, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, cơ sở dịch vụ mở cửa trở lại, tổ chức đón du khách nội tỉnh.