Tại Lễ hội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao quà tặng các đội viên, thiếu niên tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang. (ẢNH: TTXVN)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ hội Thành Tuyên

Tối 23/9, tại thành phố Tuyên Quang, diễn ra Lễ hội Thành Tuyên năm 2023 với chủ đề "Lung linh sắc màu đêm hội Thành Tuyên", do tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và nhiều địa phương trong và ngoài nước tổ chức. Chương trình thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng vạn người dân tỉnh Tuyên Quang và du khách cả nước đến với thành phố Tuyên Quang.
Ban tổ chức tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đoàn tham dự liên hoan.

Liên hoan các làng văn hóa du lịch cộng đồng 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày 23/9, Ban tổ chức chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ 14 và Lễ hội Thành Tuyên tổ chức Liên hoan các làng văn hoá du lịch cộng đồng 6 tỉnh Việt Bắc năm 2023. Liên hoan với sự tham gia của đoàn diễn viên đến từ Làng du lịch cộng đồng tiêu biểu của các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Tuyên Quang.
Không khí Lễ hội tràn ngập trên các tuyến phố của thành phố Tuyên Quang.

Sẵn sàng cho Lễ hội Thành Tuyên 2023

Từ ngày 20-27/9, tại Tuyên Quang sẽ diễn ra Chương trình du lịch Qua những miền di sản Việt Bắc lần thứ 14 và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023 với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội đang được tỉnh Tuyên Quang thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
Màn đồng diễn của 1.000 cán bộ, hội viên phụ nữ và thành viên Hiệp hội khiêu vũ thể thao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

1.000 phụ nữ tham gia nhảy đồng diễn dân vũ, khiêu vũ hưởng ứng Lễ hội Thành Tuyên

Ngày 10/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang, 1.000 cán bộ, hội viên hội phụ nữ trên địa bàn thành phố đã tham gia đồng diễn dân vũ, khiêu vũ. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ 14 và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương vào tháng 3/1951. (Ảnh tư liệu)

Khu Di tích lịch sử Chính phủ trong kháng chiến tại Tuyên Quang

Khu Di tích lịch sử Chính phủ tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là nơi ở, làm việc của Văn phòng Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ và Ban Thanh tra Chính phủ từ năm 1948 đến năm 1954. Tại đây, đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng đánh giá tình hình trong nước và thế giới; quyết đáp nhiều vấn đề quan trọng về đường lối kháng chiến, kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Võ Nguyên Giáp cùng các thành viên của nhóm Con Nai ở Bắc Bộ Phủ, tháng 9/1945 (ảnh tư liệu).

Nơi ghi dấu hợp tác giữa Mặt trận Việt Minh và phái đoàn Đồng minh

Lán Đồng Minh là nơi ở và làm việc của nhóm tình báo đặc biệt Mỹ có mật danh là "Con Nai" gồm 5 thành viên do Thiếu tá Allison K. Thomas chỉ huy đã nhảy dù xuống chiến khu Tân Trào vào ngày 16/7/1945. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những người lính Đồng minh ở và làm việc, các đồng chí cảnh vệ của ta đã dựng cho họ một căn lán nhỏ cách lán Nà Nưa (nơi ở và làm việc của Bác Hồ) khoảng 60m.
Lực lượng Công an tỉnh Tuyên Quang dâng hoa tại Tượng đài Bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống của lực lượng Công an nhân dân

Khu di tích lịch sử Công an nhân dân (hay còn gọi là Khu di tích lịch sử Nha Công an Trung ương) tại thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là nơi ở và làm việc của Nha Công an Trung ương từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950. Nơi đây đã chứng kiến những bước trưởng thành, nơi ra những chỉ thị, nghị quyết quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với lực lượng Công an nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Tôn Đức Thắng, cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội trường tổ chức Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Hội Liên Việt. (Ảnh tư liệu)

Nơi ghi dấu hoạt động của Mặt trận Liên Việt trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

Xã Kiên Đài (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) là một trong những địa điểm được chọn làm nơi ở và làm việc của các lãnh tụ và nhiều cơ quan Trung ương trong giai đoạn từ 1948-1952 để chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Tại đây đã xác định được 23 điểm di tích lịch sử quan trọng, trong đó, có di tích lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, ở thôn Nà Bó (nay là thôn Làng Khây 1), là nơi ghi dấu những hoạt động của cán bộ Mặt trận Liên Việt trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Cựu chiến binh và nhân dân xã Trung Môn, huyện Yên Sơn đến thăm di tích Bia chiến thắng Km7.

Những trận đánh tại Tuyên Quang khiến quân Pháp khiếp sợ trong Chiến dịch Thu-Đông năm 1947

Trong Chiến dịch Việt Bắc Thu-Đông năm 1947, Tuyên Quang trở thành nỗi kinh hoàng của giặc Pháp với những trận đánh đã đi vào lịch sử. Những trận đánh liên tiếp trên trên các tuyến đường bộ đã giáng cho thực dân Pháp những đòn chí tử, góp phần quan trọng đập tan cuộc tấn công đầy tham vọng của đội quân viễn chinh Pháp, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
Đài tưởng niệm chiến thắng Bình Ca tại thôn Bình Ca, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Vang dội chiến thắng Bình Ca

Trong Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, quân, dân Tuyên Quang đã có nhiều trận thắng lớn; trong đó, chiến thắng Bình Ca mở đầu cho những trận thắng trên mặt trận sông Lô góp phần bảo vệ an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan Trung ương. Dòng Lô xanh đã trở thành bản hùng ca về ý chí và tinh thần dân tộc, tạo niềm tin cho quân và dân ta trước kẻ thù xâm lược.
Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang thăm Bia di tích Ban Tuyên huấn Trung ương.

Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho cán bộ làm công tác tuyên giáo

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại ATK (an toàn khu) Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp. Tuyên Quang một lần nữa trở thành "Thủ đô kháng chiến" của cả nước trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong thời gian đó, thôn Thia, xã Tân Trào là nơi ở và làm việc của Ban Tuyên huấn Trung ương, nay là Ban Tuyên giáo Trung ương.
Máy bay AD-5 được vận chuyển từ sân bay Biên Hòa ra trưng bày tại Khu di tích lịch sử Công an nhân dân (xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương) nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ, tháng 6/2005.

Lũng Cò - sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam

Tháng 6/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo đồng chí Đàm Quang Trung và đồng chí Lê Giản chọn địa điểm để xây dựng sân bay dã chiến nhằm tăng cường sự hợp tác giữa Mặt trận Việt Minh và quân đồng minh, tạo thuận lợi cho phong trào cách mạng Việt Nam.
Đình Tân Trào.

Về nơi diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào

Từ ngày 16 đến 17/8/1945, tại đình Tân Trào - đã diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào. Quốc dân Đại hội diễn ra trong bối cảnh quân dân ta đang đẩy mạnh phong trào kháng Nhật cứu quốc, tạo tiền đề mạnh mẽ cho cuộc Tổng khởi nghĩa giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do.
Du khách thăm lán Nà Nưa.

Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng, trung tâm Thủ đô kháng chiến

Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng, trung tâm Thủ đô kháng chiến là một chứng tích lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám và 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nơi đây in đậm dấu ấn những hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận, các bộ, ban, ngành Trung ương trong kháng chiến.
Toàn cảnh xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Tuyên Quang nơi khởi nguồn cách mạng

Tuyên Quang, thủ đô Khu giải phóng, Trung tâm của căn cứ địa cách mạng Việt Bắc, là “Thủ đô Kháng chiến” của quân và dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong chín năm trường kỳ kháng chiến (1945-1954), tại Tuyên Quang, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã sống những ngày gian khổ để lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị tổng khởi nghĩa, giành chính quyền trong cả nước và lãnh đạo kháng chiến.
Nghi thức rước Mẫu từ đền Ỷ La về đền Hạ.

Đặc sắc Lễ hội rước Mẫu ở Tuyên Quang

Ngày 3/3, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Lễ hội rước Mẫu đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La. Sau 3 năm gián đoạn không tổ chức do dịch bệnh Covid-19, năm nay, Lễ hội đã thu hút hàng vạn du khách thập phương trong và ngoài tỉnh tới tham gia.
Cảnh trong phim "Kong-Skull Island". (Ảnh: Internet)

Các địa phương đón chào nhà làm phim đến với bối cảnh

Nhiều địa phương đã giới thiệu không chỉ phong cảnh đẹp, mà còn cả những nét đẹp trong văn hóa, phong tục truyền thống, lối sống hằng ngày tới các hãng phim, nhà làm phim, mời gọi thực hiện những bộ phim trên quê hương mình. Mong mỏi về những điểm du lịch, check-in mới “bùng nổ” như Ninh Bình trong “Kong-Skull Island” hay Phú Yên trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đang được các địa phương nỗ lực biến thành hiện thực.
back to top