Trao các giải thưởng cho các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp.

Chương trình khởi nghiệp của Tiền Giang đã tạo sức lan tỏa

Ngày 8/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Tiền Giang. Chương trình này đã lan tỏa, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng, sức sáng tạo; hướng đến một hệ sinh thái năng động, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tiền Giang.
Đoàn công tác của Bộ Công thương thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Thủy sản Gò Đàng.

Bộ trưởng Công thương làm việc với tỉnh Tiền Giang

Ngày 10/7, đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Công thương cùng Đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Tiền Giang để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ; tình hình triển khai các quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.

Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đưa Tiền Giang phát triển đột phá, thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ

Sáng 24/3, tại thành phố Mỹ Tho, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, đại diện lãnh đạo một số địa phương; hơn 500 doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Cắt băng khánh thành dự án cầu Mỹ Thuận 2.

Khánh thành dự án cầu Mỹ Thuận 2

Sáng 24/12, tại Tiền Giang, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức khánh thành dự án cầu Mỹ Thuận 2. Cùng thời gian này, nhiều địa phương trên cả nước cũng tổ chức Lễ khánh thành: Cảng hàng không Điện Biên, cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ và cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ.
Một góc tỉnh Tiền Giang. (Ảnh: Trang thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang)

Chuẩn bị tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang

Nhằm công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định và tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư phù hợp quy hoạch tỉnh, tạo nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh trước mắt và lâu dài; Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
Lúa là nông sản chủ lực và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long cần liên kết lại với nhau.

Liên kết giữa các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trong thời gian qua, các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đã dần mở rộng và đa dạng hóa các loại hình hợp tác, liên kết sản xuất-kinh doanh, tiêu thụ; gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; gắn sản xuất với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương với nhau.
Thị trường xuất khẩu gạo đang khá trầm lắng.

Tiền Giang: Nông dân trồng lúa lãi cao, thị trường trầm lắng

Hiện nay, nông dân trồng lúa ở các huyện phía tây của tỉnh Tiền Giang như: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước và thị xã Cai Lậy thu hoạch rộ vụ lúa hè-thu chính vụ 2023. Đến thời điểm này, giá lúa hiện vẫn đang duy trì ở mức cao, nông dân thu lợi nhuận khá. Tuy nhiên, giới kinh doanh gạo cho rằng thị trường xuất khẩu gạo đang trầm lắng và diễn biến rất khó lường.
Nhân viên chế biến dưa hấu tại Công ty cổ phần công nghiệp thực phẩm Thabico Tiền Giang (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). (Ảnh NGUYỄN SỰ)

Nhiều giải pháp nâng cao giá trị nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thời gian qua, nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Ðồng Tháp, đã tập trung tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi và hình thành, phát triển một số mô hình liên kết tiêu thụ nông sản. Ðây là nhân tố quan trọng giúp ngành nông nghiệp tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Thực tế cũng chỉ rõ cần có sự “bắt tay” thực chất, chặt chẽ, hiệu quả từ các bên.
Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây để khai phá tiềm năng

Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây để khai phá tiềm năng

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mức kỷ lục hơn 5 tỷ USD. Đây là một trong những mặt hàng có sự bứt phá lớn về xuất khẩu từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, việc sản xuất, quy hoạch và tiêu thụ trái cây ở nhiều địa phương hiện nay vẫn còn hạn chế, khiến ngành hàng này chưa phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh. Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây cần sớm được thực hiện để dần hiện thực hóa giấc mơ kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trong tương lai.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Tân Phú Đông. (Ảnh: THIÊN VƯƠNG)

Đổi thay ở huyện đảo Tân Phú Đông

Tân Phú Đông là huyện đảo của tỉnh Tiền Giang. Trước đây, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn do sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, cơ sở hạ tầng yếu… Nhưng với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, huyện Tân Phú Đông hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mới.
Vườn táo của ông Trần Văn Hồi (xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông) là điểm du lịch hấp dẫn du khách.

Phát huy tư duy kinh tế của nông dân

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở tỉnh Tiền Giang đã thay đổi cách nghĩ, cách làm để nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo ra giá trị gia tăng cao theo hướng chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Bà Phạm Thị Kim Ðào đan chiếu bằng máy ở làng chiếu truyền thống thuộc xã Long Ðịnh, huyện Châu Thành.

Vực dậy làng nghề truyền thống ở Tiền Giang

Hầu hết các làng nghề truyền thống của tỉnh Tiền Giang được hình thành từ rất lâu. Trải qua bao thăng trầm, một số làng nghề vẫn tồn tại nhưng nguy cơ lớn bị mai một. Nhận thấy thực trạng này, ngành chức năng Tiền Giang đang tìm cách tháo gỡ để bảo tồn và vực dậy các làng nghề truyền thống.
Các tàu đánh bắt vẫn “nằm bờ” tại ấp Xóm Lăng, xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông.

Tiền Giang: Nhiều tàu cá “nằm bờ”

Thông thường, sau Tết Nguyên đán 2023, hàng trăm tàu cá ở Tiền Giang vươn khơi, bám biển. Tuy nhiên, đến nay, rất nhiều tàu công suất lớn, đánh bắt ở các ngư trường truyền thống vẫn còn nằm bờ do chủ tàu không còn vốn và không tìm được bạn ghe…
Hội đồng đánh giá, công nhận, phân hạng từng sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Tiền Giang có 175 sản phẩm OCOP

Chiều 16/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Tiền Giang tổ chức cuộc họp, đánh giá, phân hạng 27 sản phẩm OCOP của 19 chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
back to top