Sáng 20/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hiền Quan, Lê Trung Huyên, cho biết, lực lượng cứu hộ cứu nạn làm nhiệm vụ tìm kiếm các em học sinh mất tích đã phát hiện 3 thi thể là nạn nhân trong vụ đuối nước xảy ra tại khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Ngày 2/11, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Public Bank Việt Nam trao tặng kinh phí hỗ trợ xây nhà, trao học bổng, tặng quà học sinh bị ảnh hưởng bão Yagi tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Theo Binh chủng Công binh, 15 giờ chiều 6/10, Lữ đoàn 249 tiếp tục lắp lại cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu bị sập hôm 9/9, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Do mực nước sông Hồng vẫn cao và chảy mạnh nên cầu phao Phong Châu đã tạm dừng hoạt động. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, từ 14 giờ ngày 4/10, Lữ đoàn 249 thuộc Binh chủng Công binh triển khai lắp và chạy thử nghiệm 2 phà cơ động.
Khoảng 18 giờ ngày 1/10, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã cho tạm dừng hoạt động cầu phao Phong Châu, không cho các phương tiện di chuyển qua cầu phao để bảo đảm an toàn cho cầu và người dân.
Chiều 30/9, tại khu vực cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ, 40 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 cùng phương tiện chuyên dụng do Trung tá Phạm Ngọc Tuấn Anh, Phó Lữ đoàn trưởng đã có mặt tại hiện trường để chuẩn bị tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu sau bão số 3.
Bắt đầu từ 6 giờ sáng 30/9, người dân hai bên bờ sông Thao thuộc huyện Lâm Thao và huyện Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) hồ hởi, phấn khởi khi được lưu thông qua cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu bị sập.
Từ 6 giờ ngày 30/9/2024, Lữ đoàn công binh 249 (Binh chủng Công binh) chính thức cho thông xe cầu phao Phong Châu nối hai bờ sông Hồng thuộc huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), phục vụ nhu cầu đi lại trước mắt của người dân. Thời gian bảo đảm giao thông qua cầu dự kiến từ 6 giờ đến 22 giờ hằng ngày. Đồng thời, đơn vị vận hành cầu phao sẽ tổ chức cắt cầu cho các phương tiện thủy lưu thông hằng ngày từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau. Trong khoảng thời gian từ 5 giờ đến 6 giờ sáng hằng ngày Công binh sẽ tiến hành nối cầu.
Sáng 29/9, Lữ đoàn Công binh 249 bắt đầu tổ chức lắp cầu phao tải trọng 60 tấn nối hai bên bờ sông Thao thay thế tạm thời cầu Phong Châu bị sập do bão lũ khiến 8 người chết và mất tích, nhiều phương tiện bị rơi xuống sông.
Trong những ngày qua, tỉnh Phú Thọ đã huy động nhiều nhân lực, phương tiện để tiến hành san gạt mặt bằng, di chuyển đặt cẩu chuyên dụng 400 tấn vào vị trí thuận lợi để tiến hành trục vớt các phương tiện cùng nhịp cầu Phong Châu bị sập.
Theo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ, trong những ngày qua đã có nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong cả nước đã hỗ trợ tỉnh Phú Thọ tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm ủng hộ để khắc phục thiệt hại do hậu quả của bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh.
Nhằm tăng cường hiệu quả công tác tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong sự cố cầu Phong Châu bị sập, sáng 15/9, Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh đã huy động thêm 30 cán bộ chiến sĩ được trang bị thiết bị lặn chuyên dụng để tiếp cận hiện trường.
Theo Công an tỉnh Phú Thọ, khoảng 18 giờ, ngày 14/9, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn cứu hộ trên sông, lực lượng cứu nạn cứu hộ các nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu của Công an tỉnh phát hiện một thi thể nữ giới đang trôi trên sông Hồng, thuộc địa phận xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao.
Ngày 13/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang đã ra văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng của tỉnh như: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các sở: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và các huyện Lâm Thao, Tam Nông triển khai phương án tìm kiếm người và trục vớt phương tiện vụ cầu Phong Châu bị sập.
Ngày 13/9, Tỉnh đoàn Phú Thọ đã trao tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho thanh niên Ngô Văn Khanh và Bằng khen cho thanh niên Ngô Quốc Trung vì đã có hành động dũng cảm, kịp thời cứu người bị nạn trong vụ sập cầu Phong Châu xảy ra vào ngày 9/9 vừa qua.
Chiều 12/9, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác của Trung ương đã tới kiểm tra công tác phòng chống, khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra và thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão tại tỉnh Phú Thọ.
Công an huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 công dân trên địa bàn về hành vi không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, thủy lợi, đê điều.
Liên tiếp trong những ngày qua, mực nước sông Thao, sông Lô lên cao gây ngập lụt cục bộ tại một số địa phương của tỉnh Phú Thọ khiến hàng nghìn hộ dân phải di dời. Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, tỉnh Phú Thọ đã tập trung mọi nguồn lực, huy động nhân lực bằng mọi cách phải đảm bảo an toàn cho người dân.
Sau khi cầu Phong Châu bị sập, Cục Đường bộ Việt Nam đã đề nghị đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Trong cơn mưa tầm tã đêm 9, rạng sáng 10/9, các lực lượng chức năng vẫn căng mình chuẩn bị các phương án để chuẩn bị lắp cầu phao sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ).
Rạng sáng 10/9, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trên địa bàn huyện Hạ Hòa đã xảy ra sạt lở đất khiến 1 người tử vong. Nạn nhân là bà Vũ Thị Khánh, 78 tuổi ở khu 1 xã Tứ Hiệp.
Sáng nay 10/9, mực nước sông Lô tiếp tục dâng cao, nhiều tàu, sà lan mắc kẹt gầm cầu Vĩnh Phú nối hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, cơ quan chức năng đã quyết định cấm các phương tiện lưu thông trên cầu.
Trong cơn mưa tầm tã đêm 9, rạng sáng 10/9, các lực lượng chức năng đã căng mình chuẩn bị các phương án để chuẩn bị lắp cầu phao sau sự cố sập cầu Phong Châu (Phú Thọ).
Hoàn lưu bão số 3 đã gây mưa lớn ở các tỉnh miền núi phía bắc. Tại các địa phương Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng..., mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Các địa phương đã khẩn trương triển khai công tác hỗ trợ, ứng cứu, đồng thời bằng nhiều biện pháp, cố gắng bảo đảm an toàn cho người dân.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, sơ bộ ban đầu xác định tại thời điểm xảy ra sự cố sập cầu có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (trong đó: 1 ô-tô tải, 2 xe ô-tô đầu kéo, 6 xe mô-tô, 1 xe máy điện); 8 người mất tích; đã cứu, đưa 3 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế. Do nước lũ dâng cao, chảy xiết nên việc triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn, chưa xác định chính xác về số lượng phương tiện và số người bị mất tích.
Sau khi xảy ra sự cố cầu Phong Châu bị sập, khoảng 14 giờ cùng ngày, một số trang và tài khoản Facebook đã đưa thông tin 4 người trong xe ôtô bị nước cuốn trôi còn sống vào bờ an toàn. Tuy nhiên, qua xác minh, thông tin trên là sai sự thật.
Đoàn công tác của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an do đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn, gồm 33 cán bộ, chiến sĩ, 6 xe ô-tô và 1 xuồng máy đã kịp thời tại hiện trường cầu Phong Châu (Phú Thọ) sập 1 mố cầu, tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải thông tin chi tiết về tình hình sự cố cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng, trên Quốc lộ 32C, địa phận tỉnh Phú Thọ.
Thông tin về công tác cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, Đại tá Trần Nho Lương, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Tham mưu trưởng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ, cho biết: Các lực lượng đã sẵn sàng cơ động, khi nào mực nước sông bảo đảm thực hiện được nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn và được lệnh của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 2 cùng Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt bão của tỉnh Phú Thọ thì các lực lượng sẽ triển khai công tác cứu hộ cứu nạn trên sông.
Khi cầu Phong Châu (Phú Thọ) bị sập hai nhịp giữa, anh Ngô Văn Khanh (sinh năm 1998, trú tại khu 5, Hương Nộn, Tam Nông) ngay lập tức chạy ra phía bờ sông cách đó chừng hơn 1 cây số. Lúc này, nam thanh niên 26 tuổi phát hiện một nạn nhân đang chới với giữa dòng nước lũ xiết. Ngay lập tức, anh chạy xuống đò, bơi ngược ra giữa dòng để ứng cứu.