Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình năm 2024. Đây là một trong những hoạt động trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Họa sĩ Vũ Đức Hiếu (sinh năm 1977) được biết đến với nghệ danh "Hiếu Mường" đã tạo dựng không gian văn hóa Mường tại Hòa Bình từ năm 2007 với quy mô là một bảo tàng tư nhân đầu tiên, nhằm bảo tồn, giới thiệu không gian văn hóa dân tộc Mường tại Việt Nam. Từ 17/8 này, họa sĩ Vũ Đức Hiếu tiếp tục đưa tinh hoa gốm Mường về Hà Nội trong một không gian đậm bản sắc văn hóa tại địa chỉ 85 Nhật Chiêu (quận Tây Hồ).
Ngày 11/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023-2030.
Ngày 19/2 (tức mùng 10 tháng Giêng Giáp Thìn), huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức lễ đón nhận chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Keng Loóng và Lễ hội “Xên Mường”.
Sáng 13/2 (tức mùng 4 Tết Giáp Thìn), Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ khai hội chùa Tiên, huyện Lạc Thủy năm 2024. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tăng ni, phật tử tham dự.
Đến với đồng bào dân tộc Tày vào dịp Tết, chúng ta không chỉ có cơ hội được thưởng thức những món ăn ngon từ sản vặt núi rừng, mà còn được thưởng thức những giai điệu “khắp Tày” độc đáo của người dân nơi xóm núi Thu Lu, xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.
Những ngày cuối cùng của năm cũ, bà con người Tày ở các xóm núi Thu Lu, xã Giáp Đắt, huyện vùng cao Đà Bắc (Hòa Bình), lại tất bật cùng nhau chuẩn bị lễ vật để dâng cúng tổ tiên, tổng kết lại một năm hăng say lao động và đón Tết, cầu cho một năm mới ấm no, đủ đầy.
Ngày 20/1, Lễ hội Gầu Tào đã diễn ra tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đây là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của người H'Mông Hòa Bình.
Ngày 17/1, tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị triển khai Đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình”. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Phi Long, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình cùng các nhà khoa học.
Hiện nay, nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” đang bị mai một nghiêm trọng. Trước tình hình trên, tỉnh Hòa Bình đã và đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa một cách hiệu quả.
Ngày 16/12, tại xóm Bích Trụ, xã Hòa Bình, Ủy ban nhân dân thành phố Hòa Bình tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch bản Mường năm 2023.
Ngày hội Văn hóa-Thể thao quảng bá du lịch Đà Bắc khai mạc tối 2/12 trên quê hương đã thu hút sự quan tâm của nhiều du khách với những tiết mục văn nghệ đặc, đậm tính bản địa như múa chuông của người Dao, hát Mo hay múa nhạc cụ xòe roi mặt mẻ của người Mường.
Nhằm giới thiệu những vẻ đẹp văn hóa, lịch sử, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, Ngày hội Văn hoá, thể thao, quảng bá du lịch huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình sẽ chính thức diễn ra vào ngày 2-3/12 sắp tới.
Không khí đón Tết Độc lập tràn ngập khắp nơi xứ Mường tỉnh Hòa Bình. Dọc các bản làng, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, tiếng cồng chiêng ngân nga hòa cùng những câu hát, điệu múa làm sôi động vùng cửa ngõ Tây Bắc.
Tiếng “bồng bếng bông” của chiêng vang vọng vào vách núi, tiếng “đập bông bông” ngân nga từ những làn điệu dân ca Mường làm sôi động cả miền sơn cước. Những âm thanh đó được phát ra từ một lớp học chiêng, múa, hát của dân tộc Mường do bà Đinh Thị Kiều Dung giảng dạy miễn phí cho thế hệ trẻ tại Nhà văn hóa thị trấn Bo, huyện Kim Bôi, Hòa Bình.
Sáng 10/5, tại Bảo tàng Hải Phòng, chuyên đề về “Di sản Văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” đã được trưng bày cùng với nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường đã được giới thiệu tới du khách và đông đảo các tầng lớp nhân dân thành phố Cảng.
Ngày 27/4, tại xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội đánh bắt cá suối. Lễ hội đánh bắt cá suối được tổ chức vào trung tuần tháng ba âm lịch hằng năm.
Ngày 29/1 (tức mùng 8 tháng Giêng), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2023. Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, xuân về của người Mường Hòa Bình.
Mo Mường là loại hình di sản chứa đựng những tinh hoa văn hóa đặc sắc trong đời sống người Mường. Trên hành trình đưa Mo Mường đến danh hiệu di sản thế giới, việc nhìn nhận, đánh giá Mo Mường trong mối quan hệ nội tại với nền văn hóa dân tộc Mường và trong mối quan hệ so sánh với những loại hình văn hóa tương tự trên thế giới là vô cùng cần thiết để khẳng định rõ ràng hơn những giá trị độc đáo của Mo Mường.
Trong hai ngày 5 và 6/1, Viện Âm nhạc phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo quốc tế Mo Mường và những hình thức nghi lễ tín ngưỡng tương đồng trên thế giới.
Ngày 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức họp báo trình UNESCO hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường trở thành văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Chiều 12/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập và đón nhận Bằng khen, Kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.
Tối 31/7, tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức Lễ khai mạc chương trình nghệ thuật “Thanh âm xứ Mường và Lễ hội Carnaval 2022”, đồng thời đón nhận Bằng công nhận 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lịch tre và Lễ hội Khai Hạ của người Mường.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định công bố Lễ hội Khai hạ và lịch Đoi (lịch Tre) của người Mường vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự kiện đặc biệt của người dân xứ Mường Hòa Bình.