Công nhân lao động tại Nhà máy dệt Top Textile - doanh nghiệp 100% vốn trực tiếp nước ngoài tại Khu công nghiệp Rạng Ðông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Ðịnh.

Thu hút vốn FDI vào phía nam châu thổ sông Hồng

Là khu vực có tốc độ phát triển chậm hơn so với toàn vùng, nhiệm kỳ 2020-2025, các tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng đã đặt mục tiêu trở thành địa phương phát triển và phát triển khá trong vùng. Ðể bứt phá, 3 tỉnh Hà Nam, Nam Ðịnh, Thái Bình đã tập trung cao độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm lụa Nha Xá của tỉnh Hà Nam được trưng bày tại hội nghị xúc tiến đầu tư.

Hà Nam đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm, hàng hóa

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết vùng, kết nối cung cầu giữa Hà Nam với các tỉnh, thành phố trong vùng và trên cả nước được triển khai tích cực, góp phần thúc đẩy gắn kết giao thương, tạo cơ hội cho các thương nhân, doanh nghiệp của tỉnh Hà Nam và các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhờ đó, thị trường ngày càng được mở rộng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, lưu thông hàng hóa thông suốt, hoạt động thương mại ngày càng sôi động.
Ban tổ chức trao giải cho dự án đạt giải.

Phụ nữ Hà Nam khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Từ năm 2017, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Nam chủ trì triển khai Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”. Đến nay, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã tiếp nhận gần 100 ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh sáng tạo của phụ nữ đăng ký dự thi. Nhiều ý tưởng đã thể hiện rõ tính đổi mới, sáng tạo, cải tiến trong sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với sản phẩm sạch, an toàn, bảo vệ môi trường, sản phẩm làng nghề... có khả năng đem lại lợi ích cho phụ nữ và cộng đồng.
Khu công nghiệp Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. (Ảnh VĂN BIỂN)

Hà Nam chú trọng phát triển các khu công nghiệp

Những năm qua, tỉnh Hà Nam luôn chú trọng đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương. Trong đó, công tác giải phóng mặt bằng và hoàn thiện đồng bộ hạ tầng có vai trò thiết yếu, quyết định sự thành công của các khu công nghiệp.
Bình Lục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Bình Lục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, theo Bộ Tài chính, cần nỗ lực rất lớn của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thị xã Duy Tiên. Ảnh: Hà Nam

Linh hoạt trong xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh

Sau 13 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự lan tỏa rộng rãi, đi vào chiều sâu, được cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân đồng tình, hưởng ứng và tích cực tham gia. Bằng lợi thế sẵn có cũng như tranh thủ các nguồn lực, các địa phương đang có nhiều giải pháp linh hoạt để sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.
Máy cấy của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm.

Hà Nam cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa

Tỉnh Hà Nam có diện tích trồng lúa khoảng 29.000ha/vụ; sản lượng thóc 363.000 tấn, giá trị sản xuất đạt 2.278 tỷ đồng, chiếm 64,4% giá trị trồng trọt. Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh việc cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, đem lại hiệu quả cao.
Các đại biểu dự hội nghị.

Hà Nam đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Với mong muốn được lắng nghe để đồng hành, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh, ngày 12/7, Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam đã có buổi làm việc với Hiệp hội doanh nghiệp và các Hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để cùng trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp hiệu quả, thiết thực thúc đẩy doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.
Các đại biểu dự hội nghị.

Hà Nam cần quan tâm nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ngày 11/5, Đoàn công tác của Chính phủ theo Quyết định số 435/QĐ-TTG ngày 24/4/2023 do đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn làm việc với tỉnh Hà Nam, nhằm tháo gỡ các vấn đề khó khăn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng, xuất nhập khẩu và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Mô hình trang trại đa canh của anh Vũ Ngọc Tú (thôn Nham Tràng, xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm)

Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ các đối tượng hộ nghèo, chính sách

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có hơn 4.000 lượt khách hàng được vay vốn với số tiền giải ngân lên đến hơn 232,5 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Ảnh minh họa: THÀNH ĐẠT

Gỡ khó cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Thời gian qua, giá sản phẩm chăn nuôi (giá lợn hơi, gia cầm,…) luôn thấp hơn so với giá thành sản xuất, trong khi giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, khiến nhiều trang trại, nông hộ điêu đứng, thậm chí phải “treo chuồng”. Có ý kiến cho rằng, để ngành chăn nuôi ổn định sản xuất, tiêu thụ được nhiều sản phẩm trong thời gian tới là “bài toán” không dễ tìm ra lời giải.
Cấy máy tại thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm.

Mở rộng diện tích mạ khay, cấy máy ở Hà Nam

Theo kế hoạch, vụ xuân năm 2023, tỉnh Hà Nam phấn đấu đưa diện tích cấy lúa bằng máy đạt hơn 4.000ha, chiếm khoảng 14% tổng diện tích canh tác. Đây là vụ thứ tư tỉnh Hà Nam triển khai cấy máy, mạ khay. Phương pháp này thể hiện nhiều ưu thế bảo đảm kịp tiến độ khung thời vụ được tốt nhất, hiệu quả là chi phí giảm, năng suất tăng, giải phóng sức lao động… cho nên đã được người dân lựa chọn thay thế các hình thức gieo cấy truyền thống không còn phù hợp.
back to top