Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm dứa Lạng Giang.

Công bố nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang”

Ngày 25/7, Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức công bố và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang”.
Ảnh: THÀNH ĐẠT

Vải thiều Lục Ngạn mất mùa

Mùa vải thiều năm 2024 tại Bắc Giang, tỷ lệ cây vải ra hoa, đậu quả rất thấp. Huyện Lục Ngạn có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước với hơn 17.300 ha, là cây trồng chủ lực của địa phương. Trong bối cảnh đó, chính quyền địa phương đang khẩn trương đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân ổn định sản xuất, hạn chế ảnh hưởng do cây vải mất mùa...
Cầu Ðồng Việt bắc qua sông Thương, nối tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương đang được khẩn trương thi công. (Ảnh: ÐẶNG GIANG)

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm

Năm 2024, hầu hết các địa phương đều được Chính phủ giao vốn đầu tư công cao hơn so với năm 2023. Vì vậy, ngay từ những tháng đầu năm, các tỉnh, thành phố đều thực hiện xây dựng kịch bản, kiểm soát tiến độ giải ngân, thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công gắn với bảo đảm chất lượng công trình, dự án; đồng thời phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án.
Lãnh đạo Công ty Đạm Hà Bắc tặng quà cho người lao động làm việc xuyên Tết.

Đạm Hà Bắc sản xuất xuyên Tết Giáp Thìn

Trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Đạm Hà Bắc) tiếp tục duy trì sản xuất liên tục với sản lượng 810 tấn NH3 và 1.380 tấn ure mỗi ngày. Để đạt được năng suất đề ra, công ty tổ chức cho hơn 700 lao động làm việc chia thành 3 ca mỗi ngày.
Cán bộ Trường đại học Nông-Lâm Bắc Giang hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho người dân xã Vĩnh An, huyện Sơn Động.

Niềm vui của người trồng nấm

Vẻ mặt, nụ cười rạng rỡ của đại diện các hộ gia đình sáu thôn thuộc xã Vĩnh An, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang tại hội trường Ủy ban nhân dân xã Vĩnh An và những người hỗ trợ dự án, có lẽ đã nói lên thành công ban đầu của mô hình sản xuất nấm ăn thương phẩm gắn với tiêu thụ sản phẩm mà Trường đại học Nông-Lâm Bắc Giang phối hợp thực hiện nhằm giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời cung cấp dịch vụ máy bay không người lái (drone) giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. (Ảnh: MINH ANH)

Tạo đà hình thành nền nông nghiệp sinh thái, minh bạch, trách nhiệm

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nêu rõ, đến năm 2045, hình thành “nền nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới”. Để đạt mục tiêu này, nền nông nghiệp Việt Nam phải sớm có sự chuyển đổi về tư duy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; về cơ chế chính sách triển khai thực hiện trên cơ sở minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây để khai phá tiềm năng

Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây để khai phá tiềm năng

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mức kỷ lục hơn 5 tỷ USD. Đây là một trong những mặt hàng có sự bứt phá lớn về xuất khẩu từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, việc sản xuất, quy hoạch và tiêu thụ trái cây ở nhiều địa phương hiện nay vẫn còn hạn chế, khiến ngành hàng này chưa phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh. Đổi mới tư duy sản xuất và tiêu thụ trái cây cần sớm được thực hiện để dần hiện thực hóa giấc mơ kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD trong tương lai.
[Ảnh] Cầu Như Nguyệt giai đoạn 2: Tháo gỡ nút thắt nhiều năm với tinh thần tự lực, tự cường

[Ảnh] Cầu Như Nguyệt giai đoạn 2: Tháo gỡ nút thắt nhiều năm với tinh thần tự lực, tự cường

Chiều 16/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành cầu Như Nguyệt giai đoạn 2 qua sông Cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, nằm trên tuyến đường cao tốc huyết mạch Hà Nội-Lạng Sơn. Cùng tham dự sự kiện có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn; lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Công nhân Công ty cổ phần DAP VINACHEM tại Khu công nghiệp Ðình Vũ (Hải Phòng) vận hành máy phát điện tua-bin hơi nước. (Ảnh NGÔ QUANG DŨNG)

Doanh nghiệp ứng phó với tình trạng thiếu điện

Hơn hai tuần qua, tình trạng thiếu điện đã diễn ra ở khắp các tỉnh, thành phố miền bắc, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Ðể ứng phó với tình trạng thiếu điện, chính quyền một số tỉnh, thành phố đã có phương án điều chỉnh cấp điện, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ thực hiện các giải pháp cắt giảm, tiết kiệm năng lượng để bảo đảm duy trì sản xuất.
Bảo trì lưới điện.

Gần một tháng Bắc Giang tiết kiệm được 40 triệu Kwh điện

Theo báo cáo của Điện lực tỉnh Bắc Giang, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc tăng cường tiết kiệm điện, từ ngày 20/5 đến nay, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã đồng loạt thực hiện nhiều biện pháp cắt giảm thiết bị sử dụng điện, do đó đã tiết kiệm được khoảng 40 triệu kWh điện.
Gắn thẻ cho cây vải thiều đã được liên kết hỗ trợ sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Liên kết, tìm đầu ra cho vải thiều Bắc Giang

Chỉ còn ít ngày nữa, tỉnh Bắc Giang bước vào vụ thu hoạch vải thiều. Thời tiết thuận lợi cùng với kỹ thuật thâm canh ngày càng cao, dự báo năm nay là năm thứ ba liên tiếp vải thiều Bắc Giang được mùa. Sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn nên việc liên kết, tìm đầu ra cho vải thiều được cấp ủy, chính quyền, nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương (giữa) nhận kỷ niệm chương dành cho 10 tỉnh, thành phố xuất sắc nhất cả nước về thực hiện PCI năm 2022.

Bắc Giang đứng thứ hai cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Ngày 11/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (TP Hà Nội), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ công bố Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022. Theo đó tỉnh Bắc Giang tăng 29 bậc, xếp thứ hai của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Công nhân lắp ráp linh kiện tại Công ty TNHH Việt Nam Tabuchi Electric (Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh).

Thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI

Hai tháng đầu năm nay, ba tỉnh, thành phố Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Phòng lọt vào “Tốp 5” địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
back to top