Công nhân Trạm biến áp 500 kV Đông Anh kiểm tra vận hành. Ảnh: TTXVN

Gỡ vướng trong triển khai quy hoạch phát triển điện lực quốc gia

Sau gần 20 năm thi hành và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Điện lực năm 2004 đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, không giải quyết hết các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn. Đây là nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cung cấp hơn 7,2 tỷ kWh điện mỗi năm cho lưới điện quốc gia.

Sửa đổi Luật Điện lực góp phần phát triển nguồn điện

Thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề hết sức cấp bách. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính phải gấp rút sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá thể chế, khơi thông các vướng mắc, thu hút đầu tư, phát triển ngành điện, mạch nguồn cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Công nhân Điện lực huyện Yên Minh (Hà Giang) khảo sát cấp điện cho các thôn biên giới.

Nỗ lực đưa điện về các thôn vùng cao Hà Giang

Tỉnh Hà Giang có điều kiện địa hình phức tạp, dân cư sống thưa thớt nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc đưa điện về các thôn vùng cao. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực của chính quyền địa phương và ngành điện, tỉnh Hà Giang dần hiện thực hóa mục tiêu tất cả thôn vùng cao có điện.
Đoàn công nhân viên Điện tuần hành trong Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh tư liệu vanhoavaphattrien.vn

Những kỷ niệm khi tiếp quản Nhà máy Điện, Đèn, Nước Hà Nội

Tiếp quản Thủ đô là một nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, đòi hỏi nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lực lượng cùng tham gia mới có thể hoàn thành tốt việc tiếp quản, bảo đảm được an ninh trật tự, làm cho nhân dân phấn khởi. Để sinh hoạt của nhân dân được ổn định thì điện, nước phải cung cấp cho dân bình thường không bị mất nước, mất điện.
Quang cảnh cuộc Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện". (Ảnh: VGP)

"Đột phá" nào để thu hút đầu tư vào ngành điện

Sáng 20/8, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện" nhằm hệ thống hóa, phân tích, kiến giải, luận bàn về vấn đề thu hút đầu tư vào ngành điện, nhất là cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, cơ cấu giá và cách tính giá thành điện khi bán ra hiện nay; việc thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá điện trong nền kinh tế thị trường.

Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Nhằm tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng, thời gian qua, Công ty Ðiện lực Ðắk Nông (PC Ðắk Nông) chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Toạ đàm về giá điện

Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp

Ngày 31/10, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm về "Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp" để có cái nhìn tổng quan, sinh động, toàn diện về thực trạng nêu trên, việc giải bài toán về cấu thành giá điện giữa chi phí đầu vào và chi phí bán ra; so sánh giá bán điện trong sự tương quan về chi phí đầu vào với với các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó xác định những việc cần làm để có giá bán điện phù hợp, hướng tới cân đối, hài hòa được nhiều mục tiêu khác nhau.
Công nhân Công ty Điện lực Hà Giang kéo điện lên vùng cao.

Đưa điện thắp sáng bản làng vùng cao

Hà Giang là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung cho nên việc kéo điện lưới quốc gia về các thôn vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua, với sự nỗ lực, tỉnh Hà Giang đã phối hợp chặt chẽ với ngành điện huy động tối đa nguồn lực để phấn đấu đến năm 2025, 100% các thôn vùng sâu, vùng xa được sử dụng điện lưới quốc gia.
Chuyên gia kinh tế, PGS, TS. Ngô Trí Long. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Tránh tình trạng thiếu điện - Cần các giải pháp quyết liệt, thiết thực

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, Quy hoạch Điện VIII đã thỏa mãn được yêu cầu phác họa tương lai của hệ thống điện Việt Nam, nhưng vẫn cần các giải pháp quyết liệt, cụ thể, thiết thực để hiện thực hóa được các mục tiêu đề ra. Nếu không, việc thiếu điện sẽ là hiện hữu.
Lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên tham quan, tìm hiểu “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”.

Ngành điện Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”

Sáng 18/5, nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp khánh thành công trình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” đặt tại tòa nhà trụ sở Tổng Công ty.
Công nhân kiểm tra lưới điện bảo đảm vận hành an toàn, ổn định ở miền núi Quảng Nam. (Ảnh: EVNCPC)

Phát triển năng lượng theo hướng bền vững

Việt Nam là nước đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng lớn... Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế chính sách về phát triển năng lượng để hướng đến mục tiêu dài hạn thì cũng rất cần việc bảo đảm chuyển dịch năng lượng công bằng, an ninh năng lượng quốc gia.
Đường dây 220kV vượt biển Kiên Bình-Phú Quốc.

Điện lực Việt Nam - 68 năm “Thắp sáng niềm tin”

Trong 68 năm qua, ngành Điện lực Việt Nam đã bảo đảm cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và đời sống sinh hoạt của nhân dân, góp phần duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta ở mức cao nhiều năm liên tục. EVN cũng đã ứng dụng khoa học công nghệ, tiếp cận quản trị tiên tiến để đưa Tập đoàn phát triển vượt bậc trong cả quy mô lẫn công tác quản trị và dịch vụ khách hàng.
Sửa chữa, thay thế miễn phí hệ thống điện tại nhà các khách hàng có hoàn cảnh khó khăn.

Ngành điện miền nam tri ân khách hàng năm 2022

Hướng tới kỷ niệm 68 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954-21/12/2022), các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam đang triển khai chương trình “Tháng tri ân khách hàng” năm 2022 với thông điệp “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.