Đề xuất các dự án, mô hình giảm nghèo về bình đẳng giới

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thông báo về việc đăng ký thực hiện dự án, mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo năm 2023.
0:00 / 0:00
0:00
Phụ nữ tham gia Mô hình tiết kiệm tín dụng thôn bản tự quản (VSLA) tại Yên Bái giúp giảm nghèo. (Ảnh: CARE quốc tế tại Việt Nam)
Phụ nữ tham gia Mô hình tiết kiệm tín dụng thôn bản tự quản (VSLA) tại Yên Bái giúp giảm nghèo. (Ảnh: CARE quốc tế tại Việt Nam)

Theo đó, cơ quan này có nhu cầu lựa chọn các đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo năm 2023.

Căn cứ đề xuất các dự án, mô hình là các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, ngành hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Đề xuất của các dự án, mô hình giảm nghèo về bình đẳng giới nhằm hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sinh sản cho phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và các mục tiêu về giảm nghèo của địa phương.

Hồ sơ đề xuất các dự án, mô hình gồm văn bản đề xuất thực hiện dự án, mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo về bình đẳng giới năm 2023. Dự án, mô hình dự kiến triển khai thực hiện.

Đề xuất của các dự án, mô hình giảm nghèo về bình đẳng giới nhằm hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sinh sản cho phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và các mục tiêu về giảm nghèo của địa phương.

Hồ sơ năng lực của đơn vị đề xuất thực hiện dự án gồm: Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ hoặc giấy phép kinh doanh, hoạt động; tổ chức bộ máy, năng lực tài chính và thông tin liên quan đến năng lực của đơn vị; các hoạt động đã thực hiện liên quan đến dự án, mô hình đề xuất; thông tin liên hệ (email, website, địa chỉ, số điện thoại).

Thời gian thực hiện các mô hình, dự án trong năm 2023. Địa bàn triển khai trên phạm vi cả nước, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Đối tượng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 giao cho Văn phòng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo Quyết định số 1376/QĐ-LĐTBXH ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội về việc giao dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023.

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký trước ngày 17/6/2023 tới Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, số 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trước đó, ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình), với tổng nguồn lực tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.

Trong đó, Chương trình thiết kế xây dựng dự án 2 “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo”.

Mục tiêu của dự án là: Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với tổng nguồn lực tối thiểu là 75.000 tỷ đồng. Trong đó, Chương trình thiết kế xây dựng dự án 2 “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo”.

Đối tượng là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả nước; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

Cùng với đó là hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo cho người nghèo.

Dự án ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; mô hình, dự án giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực hiện.

Đồng thời, tạo điều kiện để người yếu thế, dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh khó khăn được tham gia thực hiện mô hình, dự án giảm nghèo.

Nội dung hỗ trợ tập trung vào 2 nhóm chính.

Xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất; xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh;

Tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật. Tổng nhu cầu vốn thực hiện của dự án 2 là 10.550 tỷ đồng.