Trong hai ngày 15 và 16/11, Hội Nội tiết-Đái tháo đường Hà Nội tổ chức Hội nghị Nội tiết-Đái tháo đường và Hội chứng chuyển hóa Hà Nội mở rộng lần thứ X .
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường và các bệnh do rối loạn thiếu i-ốt gây ra, chiều 1/11, Sở Y tế Nghệ An phối hợp Bệnh viện Nội tiết Nghệ An tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11), ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt (2/11).
Ngày 19/10, Hội Khoa học Kinh tế y tế Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tổ chức Hội thảo khoa học quản lý và điều trị phối hợp bệnh lý tim mạch-thận-chuyển hóa: Thực trạng và các khuyến nghị. Các chuyên gia đề nghị, cần đưa vào chương trình đào tạo ở các trường đại học y khoa nội dung về tim mạch-thận-chuyển hóa.
Bệnh whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: nông dân, công nhân xây dựng, người làm vườn, người nạo vét cống rãnh… Sau bão, lũ lụt, người dân có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn do có thời gian dài tiếp xúc với bùn, đất.
Sáng 14/9, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập; phát động ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ và hội nghị khoa học năm 2024.
Xã hội ngày càng phát triển, việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm cũng có nhiều thay đổi, trong đó thực phẩm chế biến sẵn đã trở thành một bộ phận không thể thiếu. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên về cách lựa chọn thực phẩm để người dân có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Trước tình hình gia tăng trẻ em mắc đái tháo đường type 1, Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn riêng về chẩn đoán, điều trị bệnh đái tháo đường type 1 với trẻ em và thanh niên thiếu niên.
Hằng năm, Quỹ Bảo hiểm y tế đã dành hàng ngàn tỷ đồng để chẩn đoán và điều trị cho các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường. Chi phí này tiếp tục gia tăng mỗi năm. Do nguồn quỹ này có giới hạn nên cần phải quản lý, theo dõi điều trị hợp lý hiệu quả nhất bệnh tiểu đường, bảo đảm quyền lợi cho người bệnh, giảm gánh nặng xã hội và bảo đảm khả năng chi trả của quỹ.
Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ một lít đồ uống có đường mỗi tuần, gây ra nhiều bệnh thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tim mạch, răng miệng… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giảm tác hại từ đồ uống có đường, biện pháp quan trọng nhất là tăng giá của chúng bằng thuế.
Ăn nhiều đồ nếp, uống rượu, bỏ quên thuốc điều trị… là những vấn đề sẽ gây ra tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và biến chứng với người bệnh đái tháo đường dịp Tết Nguyên đán.
Nguyễn Thị M. (40 tuổi) thấy cân nặng tăng nhanh trở lại đây khiến cô muốn giảm cân trước tết 2 tháng. Để ép cân nặng, M. không ăn tinh bột, thực hiện chế độ ăn kiêng là rau, hoa quả, nhưng đường huyết xét nghiệm lúc đói lại đáng báo động.
Không giống với tiểu đường type 2, tiểu đường type 1 khó phòng ngừa cũng như sàng lọc tầm soát. Vì vậy, mọi người cần phát hiện sớm những triệu chứng của tiểu đường và đến khám bác sĩ khi nghi ngờ để nhận được chẩn đoán và tư vấn chính xác nhất.
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống đái tháo đường (14/11) năm 2023, Hiệp hội Phòng chống đái tháo đường thế giới đưa ra thông điệp “Chúng ta cần biết nguy cơ mắc đái tháo đường của mình và biết cách phòng chống bệnh”, để nhắc mọi người hãy lắng nghe cơ thể, tự theo dõi, chăm sóc cuộc sống hằng ngày, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời nhằm đẩy lùi căn bệnh này.
Ngày 11/11, tại huyện Ba Vì (TP Hà Nội), Sở Y tế Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì (TP Hà Nội) tổ chức “Ngày hội Y tế cơ sở phòng chống bệnh không lây nhiễm- Đái tháo đường, tăng huyết áp” nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường (14/11) năm 2023.
Tại Việt Nam, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi trong những thập kỷ qua, trong đó các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng rất nhanh, bao gồm các bệnh lý như: đái tháo đường, ung thư, tim mạch, tâm thần.
Những người mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.
Bệnh tiểu đường được xếp vào một trong những bệnh mạn tính nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đó cũng chính là lý do khiến việc nghiên cứu giải pháp điều trị căn bệnh này đang được các chuyên gia đặc biệt chú trọng.
Ngày 28/6, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, một bệnh nhân nam 65 tuổi bị bệnh động mạch vành nặng, kết hợp rất nhiều bệnh lý mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn) đã được phẫu thuật bắc 2 cầu động mạch vành bằng kỹ thuật mổ ít xâm lấn (MICS CABG) thành công.
Được mách dùng ong châm để điều trị giảm đau thoái hóa cột sống, người đàn ông có tiền sử bệnh đái tháo đường phải nhập viện do đường máu cao, nhiễm trùng da, với nhiều vết mưng mủ vùng bụng và hai chân do ong châm.
Chỉ với một vết thương nhỏ ở chân, chỉ vì chủ quan nên người đàn ông 76 tuổi vốn có tiểu sử mắc bệnh đái tháo đường bị hoại tử 2 chi, buộc phải cắt bỏ để bảo toàn tính mạng.
Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nội Tiết Trung ương trong vài tháng qua đã tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân từ 7-18 tuổi nhập viện với chẩn đoán đái tháo đường type 1 đều ở mức đường huyết rất cao.
Hai lần hỏng thai do mắc bệnh Basedow, ở lần mang thai thứ 3, sản phụ phát hiện mình mắc thêm ung thư tuyến giáp và u tuyến thượng thận. Tuy nhiên, khao khát làm mẹ của sản phụ khiến cho tập thể thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai dốc hết sức để sản phụ sinh con an toàn.
Trong hai ngày 11-12/11, tại thành phố Vinh, Hội Nội tiết-Đái tháo đường miền trung, Sở Y tế Nghệ An đã phối hợp tổ chức hội nghị khoa học về bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa miền trung-Tây Nguyên mở rộng lần thứ XIII, năm 2022 với chủ đề: Bệnh nội tiết, đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa giai đoạn hậu Covid-19.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ đái tháo đường ở Việt Nam là 7,3%. Tần suất mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng rất nhanh ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Mức độ gia tăng này vượt ra khỏi dự đoán của các tổ chức y tế.
TS Nguyễn Quang Bảy cho biết, cứ vào dịp mùa đông hằng năm, Khoa Nội tiết-Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai lại nhận rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng bàn chân nhập viện. Thường các trường hợp này vào viện trong tình trạng rất nặng, nhiều người phải cắt cụt chân.