Giá vé máy bay nội địa tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường du lịch trong nước. Tại Hội thảo "Hàng không-Du lịch “bắt tay” liên kết phát triển bền vững" do Báo Nhân Dân tổ chức, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) đã đưa ra 14 đề xuất đối với Chính phủ, các địa phương có sân bay và doanh nghiệp cùng chung tay hành động để giảm giá vé máy bay.
Tại Hội thảo "Hàng không-Du lịch “bắt tay” liên kết phát triển bền vững", nhiều giải pháp để giảm giá vé máy bay, kích cầu du lịch nội địa đã được các đại biểu đề xuất, thảo luận. Sự liên kết giữa hai ngành hàng không và du lịch như “hai chiếc cánh của máy bay” nếu không có sự phối hợp rõ ràng, bền vững, lâu dài thì rất khó để thúc đẩy ngành du lịch cũng như ngành hàng không phát triển bền vững.
Trong bối cảnh xu thế vé máy bay tăng cao, ngành hàng không-du lịch đã đưa ra nhiều giải pháp liên kết đồng thời kiến nghị các chính sách, chương trình hợp tác ngắn hạn và lâu dài trên cơ sở chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa các bên.
Tại Hội thảo "Hàng không-Du lịch “bắt tay” liên kết phát triển bền vững" do Báo Nhân Dân tổ chức chiều 12/6, nhiều giải pháp để giảm giá vé máy bay, kích cầu du lịch nội địa đã được các đại biểu đề xuất, thảo luận. Không ít sáng kiến thiết thực được đề cập, đòi hỏi sự huy động, vào cuộc của Chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp.
Hội thảo nhằm phân tích thực trạng phát triển của ngành hàng không, du lịch hiện nay, cùng thảo luận để thiết lập các sáng kiến hợp tác một cách thực chất, hiệu quả và kiến nghị Chính phủ những giải pháp mới. Từ đó góp phần đưa ngành hàng không, du lịch vượt qua khó khăn, phát triển bền vững, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế đất nước.
Việc thiếu hụt máy bay trên toàn cầu cùng sự biến động mạnh của tỷ giá, chi phí nhiên liệu đã tác động đến năng lực cung ứng, buộc các hãng hàng không phải điều chỉnh, tăng giá vé máy bay. Sự thay đổi này đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của du khách nói riêng, cũng như quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung. Đây là vấn đề đặt ra để ngành hàng không và du lịch ngồi lại với nhau, cùng bàn các giải pháp để gỡ khó cho 2 ngành nhằm kích cầu du lịch Việt Nam.
Du lịch và hàng không được ví như “đôi cánh” cùng góp phần phát triển kinh tế. Hai ngành có quan hệ hết sức mật thiết, chặt chẽ và là quan hệ tương hỗ hai chiều. Hàng không chính là “bệ phóng” của du lịch, tạo cơ hội cho hành khách khám phá những điểm đến mới. Còn ở phía ngược lại, du lịch cũng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hàng không.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng. Để phát triển bền vững cần được tạo dựng bởi nhiều yếu tố như thị thực (visa), dịch vụ điểm đến, giao thông vận tải, an ninh trật tự,... Trong bối cảnh phục hồi hiện nay, sự hợp tác giữa du lịch và hàng không là vấn đề được đặt ra cấp thiết, vì lợi ích chung của nền kinh tế quốc gia.
Việc liên kết chặt chẽ giữa địa phương, ngành hàng không và du lịch không chỉ giúp tăng cường khả năng tiếp cận của du khách đến các điểm đến, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ sinh thái du lịch bền vững.
Mục đích của hội thảo nhằm thiết lập các sáng kiến hợp tác thực chất, hiệu quả giữa địa phương, doanh nghiệp hàng không, du lịch; phát triển hài hòa các phương tiện vận tải trong hoạt động du lịch và kiến nghị Chính phủ những giải pháp hỗ trợ ngành hàng không, du lịch phát triển bền vững.
Gia tăng căng thẳng địa chính trị, thách thức trong đáp ứng mục tiêu về môi trường… là những vấn đề được thảo luận tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) lần thứ 80 và Hội nghị thượng đỉnh Vận tải Hàng không Thế giới, đang diễn ra ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Mặc dù đã vượt qua giai đoạn sóng gió bởi đại dịch Covid-19, nhưng ngành hàng không toàn cầu tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro trên hành trình phục hồi, phát triển.
Chính phủ đưa ra nhiệm vụ và giải pháp để phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, trong đó nêu rõ đẩy mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế; tiết giảm chi phí vận tải.
Theo lãnh đạo nhiều địa phương, việc giá vé máy bay tăng cao đã làm giảm lượng khách du lịch nội địa đi bằng đường hàng không, giảm doanh thu ngành du lịch…
5 ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5 được coi là cơ hội vàng cho ngành du lịch nước ta với hy vọng kích cầu du lịch nội địa. Đồng thời, năm 2024, bên cạnh mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế, ngành du lịch cũng kỳ vọng phục vụ 110 triệu khách nội địa trong năm nay. Tuy nhiên, việc giá vé máy bay tăng cao khiến cho kỳ vọng này khó mà đạt được.
Từ đầu tháng 4/2024, do vé máy bay từ Thủ đô Hà Nội đến tỉnh Quảng Bình ít và giá cao cùng với sự khan hiếm của vé tàu hỏa, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh này mở tour du lịch Quảng Bình bằng xe giường nằm, với thời gian di chuyển hợp lý và hành trình tham quan được tổ chức chu đáo hứa hẹn đây sẽ là trải nghiệm hấp dẫn với mức chi tiêu phù hợp cho du khách trong những ngày nghỉ 30/4, 1/5 tới và dịp hè tới.