Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại phiên họp sáng 29/6. (Ảnh: DUY LINH)

Bổ sung chế tài để xử lý hình sự việc sử dụng trái phép súng quân dụng

Với việc quy định cụ thể trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) về các loại súng được liệt vào danh mục vũ khí quân dụng, đồng thời phân định rõ theo mục đích sử dụng, tùy theo hành vi và tội danh cụ thể, người sử dụng súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc “dao có tính sát thương cao” với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật thì có thể bị xử lý hình sự.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Quốc hội nhất trí hỗ trợ thêm nguồn lực đầu tư công cho Nghệ An

Theo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An vừa được thông qua, Quốc hội cho phép phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Nghệ An nhằm tạo sự chủ động cho địa phương trong việc cân đối, lập kế hoạch bố trí nguồn lực cho các dự án.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên họp chiều 28/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội đảm đương hiệu quả vai trò, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. (Ảnh: DUY LINH)

Quốc hội chốt thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng 18/1, tại phiên bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, theo đó, chính thức thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Cấp sổ đỏ cho công trình xây dựng trước ngày 1/7/2004 không có tranh chấp

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có công trình xây dựng trước ngày 1/7/2004 mà không có giấy tờ theo quy định, đang không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Giao Chính phủ quy định chi tiết phương pháp định giá đất bảo đảm tính khả thi

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 quy định theo hướng rõ ràng về nội hàm các phương pháp định giá đất trên cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật đất đai, đồng thời Luật giao Chính phủ quy định chi tiết để áp dụng trong thực tế bảo đảm tính khả thi.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp. (Ảnh: DUY LINH)

Phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Sáng 15/1 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bằng hình thức biểu quyết điện tử. (Ảnh: DUY LINH)

Chính thức thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Chiều 28/11, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, qua đó chính thức thành lập lực lượng quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại 3 lực lượng sẵn có gồm: Bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Quy định cụ thể các trường hợp công trình quốc phòng và khu quân sự được chuyển mục đích sử dụng

Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự vừa được Quốc hội thông qua quy định, việc chuyển mục đích sử dụng công trình quốc phòng và khu quân sự phải không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo đảm bí mật nhà nước; phù hợp với quy hoạch hệ thống công trình quốc phòng, khu quân sự được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Quốc hội điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang kỳ họp gần nhất

Do dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có tính chất đặc biệt quan trọng, tác động rất lớn đến các hoạt động kinh tế-xã hội và đời sống của người dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Kỳ họp thứ 6 sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Cần ít nhất 254.163 người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Tính đến tháng 12/2022, toàn quốc có 84.721 thôn, tổ dân phố. Nếu mỗi thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) thì cần có ít nhất 254.163 người tham gia (mỗi tổ cần ít nhất 3 người) lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với dự kiến tổng kinh phí cần bảo đảm là 3.505 tỷ đồng/năm.
Các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường Diên Hồng, chiều 24/10. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng cần bảo đảm đồng bộ với các quy định liên quan

Nêu rõ còn vướng mắc và bất cập trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng, quân sự, các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần cân nhắc nghiên cứu quy định nội dung này trong dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự bảo đảm đồng bộ với các quy định liên quan.
Loại bỏ quy định gây vướng mắc, tạo minh bạch trong quản lý nhà nước về giá

Loại bỏ quy định gây vướng mắc, tạo minh bạch trong quản lý nhà nước về giá

Tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Luật Giá (sửa đổi), qua đó đã loại bỏ các quy định gây vướng mắc, tạo sự minh bạch trong quản lý nhà nước về giá, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế.