Tháng 3, núi rừng Điện Biên khoác trên mình sắc trắng tinh khôi của những bông ban mỏng manh, thuần khiết. Ban trên đỉnh núi; ban trải rộng khắp các triền đồi dọc dài theo từng cung đường đèo dốc. Ngay tại thành phố Điện Biên Phủ, trên các tuyến phố, các ngả đường và các điểm di tích… cũng một màu trắng muốt của hoa ban. Đó là loài hoa gắn với con người, đất trời Tây Bắc, Điện Biên; loài hoa gắn với lễ hội riêng có của tỉnh Điện Biên - “Lễ hội Hoa ban”, đã và đang đem đến cho đất và người Điện Biên những niềm hy vọng, tin yêu mới…
Sáng 22/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết Phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024) và phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 với chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm; tinh gọn, hiệu quả; chủ động, kịp thời; tăng tốc, bứt phá”.
Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trận Điện Biên Phủ xứng đáng là một trận đánh tiêu biểu, nổi tiếng lịch sử quân sự thế giới của một quân đội nhỏ chiến thắng một quân đội lớn, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam, đánh bại ý chí xâm lược của thực dân Pháp, đánh bại sức mạnh sắt thép và đô-la của can thiệp Mỹ. Như một Xương Giang-Bạch Đằng-Chi Lăng-Đống Đa, Điện Biên Phủ đã ghi thêm một trang sử vàng hào hùng và oanh liệt của dân tộc ta.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam, tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân Việt Nam.
Tin Chiến thắng Điện Biên Phủ tới Geneva đúng vào lúc Hội nghị bắt đầu thảo luận về vấn đề Đông Dương. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bước vào bàn đàm phán trong tư thế của người chiến thắng.
Cách đây 70 năm, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta, đồng thời khẳng định bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao Cách mạng Việt Nam.
LTS- Việc ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vào năm 1954 là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử, tạo tiếng vang lớn và là sự cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, các chuyên gia, học giả Lào và Campuchia đã chia sẻ suy nghĩ về ý nghĩa, tầm quan trọng của Hiệp định. Xin trân trọng giới thiệu.
Được tiếp cận từ nhiều chiều hướng khác nhau, sử dụng tư liệu trong và ngoài nước với những góc nhìn đa dạng, khách quan, cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ tầm vóc thắng lợi của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược.
Theo đó, 100% vận động viên dự hội thao ngành cao-su tổ chức tại tỉnh Điện Biên (từ ngày 27-30/5) đều là cán bộ, công nhân thuộc 9 công ty cao-su khu vực miền núi phía bắc, gồm: Cao-su Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, Lai Châu 2, Dầu Tiếng-Lào Cai, Dầu Tiếng-Lai Châu và Mường Nhé-Điện Biên.
Trong hai ngày 23 và 24/5, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Bạc Liêu phối hợp Tỉnh đoàn Bạc Liêu và Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bạc Liêu tổ chức trao tranh panorama “Chiến thắng Điện Biên Phủ” cho cán bộ, đoàn viên, giáo viên, học sinh xuất sắc năm học 2023-2024.
Từ ngày 22/5, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Bình Phước đã bắt đầu trao tặng 1.000 bản phụ san đặc biệt panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến bạn đọc.
Từ ngày 22/5, khi đến tham quan tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, nơi đang trưng bày chuyên đề “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam - Tầm vóc thời đại” với gần 300 hình ảnh tài liệu hiện vật tiêu biểu, bạn đọc có thể trải nghiệm khám phá bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" của Báo Nhân Dân.
Sáng 20/5, nhiều người dân xếp hàng tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để nhận bức tranh panorama về “Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Bức tranh nằm trong bản phụ san thuộc số báo đặc biệt phát hành ngày 7/5 vừa qua, được in thêm 100.000 bản nhằm đáp ứng sự đón đợi của bạn đọc cả nước.
Ngày 20/5, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Nghệ An đã trao tặng 1.000 phụ san tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến tay người dân, nhiều cơ quan, đơn vị và trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tối 19/5, tại thành phố Ðiện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Ðiện Biên tổ chức lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc “Bài ca Ðiện Biên”.
Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.
Để gìn giữ và bảo vệ di tích cầu Mường Thanh được lâu dài, bảo đảm yếu tố gốc của di tích, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu lịch sử của nhân dân và du khách, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên vừa quyết định cấm các phương tiện lưu thông qua cầu di tích Mường Thanh.
Đã lâu, rất lâu rồi tôi mới được trở về Điện Biên đúng dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024); về nơi “chôn rau cắt rốn” có mẹ, có cha nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành.
Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, cuộc thi vẽ tranh về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức đã thu hút hơn 420 nghìn tác phẩm của thiếu niên, nhi đồng cả nước tham dự.
Trong những chuyến hành trình đặc biệt di chuyển qua các địa danh cách mạng gắn với chiến công hiển hách của thế hệ cha anh tại Điện Biên, nhiều đại biểu trẻ tuổi đã có cho mình những cảm nhận sâu sắc về tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024), Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng và Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
Chỉ trong một tuần lễ, triển lãm tương tác tranh panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân diễn ra đồng thời tại Hà Nội và Điện Biên đã thu hút hơn 30 nghìn người tham quan. Khuôn viên vốn yên tĩnh của tòa soạn Báo Nhân Dân ở 71 Hàng Trống, Hà Nội, những ngày qua bỗng nhiên tấp nập khi dòng người ở nhiều độ tuổi, đến từ trong và ngoài nước, từ thành thị đến nông thôn, đặc biệt có nhiều bạn trẻ, xếp hàng chờ đợi vào xem triển lãm.
Ngày 12/5, ngày cuối cùng Báo Nhân Dân mở cửa triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, thu hút rất đông độc giả Hà Nội và các tỉnh, thành phố Nam Định, Thái Bình, Yên Bái, Thành phố Hồ Chí Minh… đến tham quan triển lãm.
Cựu chiến sĩ Điện Biên đã chia sẻ những kỷ niệm hào hùng trong thời gian tham gia chiến đấu, trao đổi về những khó khăn, vất vả mà các cựu chiến binh đã trải qua.