Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang thăm hỏi, tặng quà bà Phạm Thị Thoại (mẹ liệt sĩ) ở xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo.

Tiền Giang quan tâm, chăm lo cho người có công với cách mạng

Ghi nhớ và tôn vinh công lao to lớn của các Anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, tỉnh Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung luôn giáo dục và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành và toàn thể xã hội đối với công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Khu vực hoàn thành xử lý hiện trường được hoàn trả môi trường trong sạch, an toàn tại sân bay A So, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế. (Ảnh: CÔNG HẬU)

Khắc phục hậu quả chất độc hóa học tồn lưu

Hậu quả của chất độc hóa học/dioxin tồn lưu sau chiến tranh ở Việt Nam vẫn còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, công tác nghiên cứu, khắc phục, xử lý, giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin đối với con người và môi trường đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Thiếu tướng, PGS, TS Ngô Văn Giao báo cáo đề dẫn hội thảo.

Giảm thiểu ảnh hưởng của chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam

Sáng 30/5, tại Hà Nội, Cục Khoa học quân sự (Bộ Quốc phòng) - Văn phòng 701 chủ trì, phối hợp Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và một số cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo quốc tế về khoa học và công nghệ xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin tồn lưu sau chiến tranh đối với con người, môi trường ở Việt Nam.
Các đại biểu hưởng ứng chương trình nhắn tin "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2023".

Vận động hiệu quả các nguồn lực, chung tay xoa dịu nỗi đau da cam

Cuộc chiến tranh hóa học do đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam trong vòng 10 năm (từ 1961-1971) đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân. Nhiều người trong số đó mắc bệnh hiểm nghèo, bị dị dạng, dị tật, thiểu năng trí tuệ; di chứng da cam đã truyền sang thế hệ thứ 4, gây nên những hậu quả mà nhiều thế hệ người Việt phải gánh chịu...
Dạy nghề thêu cho người khuyết tật tại thành phố Gia Nghĩa (Ðắk Nông). (Ảnh Nguyễn Ðăng)

Trợ giúp nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cuộc sống

Là một trong những quốc gia chịu hậu quả nặng nề của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, trong nhiều năm qua Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các chiến dịch thu gom, rà phá bom mìn nhằm giải phóng đất đai, phục vụ an sinh cho nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bom mìn.