[Infographic] Sông Bến Hải - Cầu Hiền Lương

[Infographic] Sông Bến Hải - Cầu Hiền Lương

Sông Bến Hải - cầu Hiền Lương là nhân chứng lịch sử mang trên mình dấu ấn sự chia cắt bắc-nam trong hơn 20 năm. Ngày nay, sông Bến Hải - cầu Hiền Lương đã trở thành một di tích quốc gia đặc biệt và là một biểu tượng cho ý chí và khát vọng giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thiết tha yêu hòa bình.
Cầu Hiền Lương ngày nay. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Chương trình nghệ thuật “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình”: Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương nhìn từ bờ bắc nơi cắm cột cờ giới tuyến. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Vĩnh Linh, niềm tự hào 70 năm Lũy thép - Lũy hoa

Trong năm 2024 và 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Linh sẽ long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh 25/8 (1954-2024) và 70 năm thành lập Khu vực Vĩnh Linh 16/6 (1955-2025). Đây là những sự kiện chính trị quan trọng với mảnh đất lịch sử đặc biệt này. Huyện Vĩnh Linh đang tập trung mọi nguồn lực nhằm triển khai chuỗi hoạt động chào mừng các dịp kỷ niệm một cách trọng thể, thiết thực và hiệu quả.
Vĩnh Linh: Đất và người

Vĩnh Linh: Đất và người

Huyện Vĩnh Linh nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị, với lịch sử hình thành lâu đời. Đây cũng là nơi có một phần sông Bến Hải thuộc vĩ tuyến 17 được lấy làm ranh giới tạm thời chia cắt nước ta thành hai miền nam-bắc vào năm 1954 theo Hiệp định Geneva. Năm 1955, Khu vực Vĩnh Linh chính thức được thành lập, vừa là đầu cầu giới tuyến, vừa là tiền đồn miền bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương cho chiến trường miền nam.
Hằng năm, tỉnh Quảng Trị tổ chức ngày hội “Thống nhất non sông” vào dịp 30/4 với khát vọng hòa bình bền vững.

Gấp rút chuẩn bị các điều kiện tổ chức Lễ hội Vì hòa bình

Lễ hội Vì hòa bình năm 2024 sẽ được tổ chức mang tầm quốc gia, vươn tầm quốc tế, là sự kiện tôn vinh giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Tỉnh Quảng Trị đang gấp rút chuẩn bị mọi mặt để tổ chức lễ hội một cách bài bản, chuyên nghiệp nhất.
Di tích quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải nhìn từ trên cao. (Ảnh Thành Ðạt)

Phát huy giá trị di tích Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị

Hai Di tích quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị luôn được Chính phủ và tỉnh Quảng Trị dành nhiều sự quan tâm đầu tư ngân sách bảo tồn, tôn tạo nhằm phát huy các giá trị như giáo dục truyền thống cách mạng, phục vụ phát triển du lịch. Ðây là các di tích gắn với địa danh có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, là biểu tượng của khí phách Việt Nam, điểm đến của du lịch Vì hòa bình.
Một tiết mục biểu diễn tại Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông”.

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tại khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Đúng 7 giờ sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” nhân kỷ niệm 51 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2023); 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023).
Thạch Hãn, dòng sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị.

Kỳ 2: Trông con, đợi nước nhà thống nhất

Cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc giai đoạn 1954-1975 đã đẩy những người cùng chung một nguồn cội, là con cháu Lạc Hồng về hai phía nhưng trong họ luôn mang trong lòng một tình yêu như nhau với quê hương, đất nước và cùng chung khát vọng hòa bình. Những người lính ấy cũng như thế hệ hôm nay luôn khát vọng về sự đoàn tụ, hòa hợp dân tộc.

Trong suốt những năm “cách xa”, lá cờ đỏ sao vàng bên bờ Bắc vĩ tuyến 17 như biểu tượng bất diệt của niềm tin, ý chí và sức mạnh cũng như khát vọng thống nhất non sông của toàn dân tộc Việt Nam. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

“Không thể để cờ Tổ quốc ngừng tung bay trên vĩ tuyến 17”

Trong suốt những năm “cách xa”, lá cờ đỏ sao vàng bên bờ Bắc vĩ tuyến 17 như biểu tượng bất diệt của niềm tin, ý chí và sức mạnh cũng như khát vọng thống nhất non sông của toàn dân tộc Việt Nam. Đã có 2 chiến sĩ công an, 11 dân quân Hiền Lương anh dũng hy sinh để lá cờ thiêng liêng ấy không ngừng tung bay….

Nhân dân vùng Nam vĩ tuyến 17 đấu tranh đòi chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Geneve. (Ảnh: Tư liệu Bảo tàng đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải)

Khắc khoải Bến Hải: Phía trong lòng bờ Nam

Từ năm 1956, Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng hòa từ chối tham gia cuộc tổng tuyển cử hiệp thương thống nhất hai miền, đồng thời tuyên bố khóa tuyến, chặt đứt đường giao thương giữa hai miền qua cầu Hiền Lương. Vào thời điểm ấy, ở phía bờ Nam, một cuộc chiến đấu lặng thầm cũng bắt đầu được dấy lên cùng khát vọng hòa bình, thống nhất non sông cháy bỏng.

Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm giao nhau giữa đường quốc lộ 1A và sông Bến Hải (phía bắc thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía nam thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị).

Cầu Hiền Lương - Biểu tượng khát vọng thống nhất non sông

Cầu Hiền Lương là trung tâm của cụm Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Cầu nằm ngay trên vĩ tuyến 17, bắc qua sông Bến Hải, đoạn chảy qua thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trong kháng chiến chống Mỹ, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền bắc -nam.