Các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu

NDO - Hội nghị cung cấp những kiến thức pháp luật mới nhất về bảo vệ môi trường; những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay và tiếp tục phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...
0:00 / 0:00
0:00
Diễn giả trình bày tại hội nghị. (Ảnh: HỮU NGHĨA)
Diễn giả trình bày tại hội nghị. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Ngày 18/8, tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao năng lực, kiến thức về bảo vệ môi trường, kỹ năng xây dựng mô hình cho các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo các tỉnh, thành phố Tây Nam Bộ.

Tại hội nghị, các đại biểu nghe diễn giả trình bày nội dung liên quan các vấn đề đa dạng sinh học; tôn giáo với công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hội nghị cũng triển khai một số nội dung Chương trình phối hợp "Phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp của Mặt trận Tổ quốc và tôn giáo các tỉnh, thành phố trong việc triển khai thực hiện chương trình.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hoàng Công Thủy cho biết, thời gian qua, các tổ chức tôn giáo trên cả nước đã tích cực tham gia có hiệu quả vào các chương trình hành động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua nhiều hoạt động cụ thể của từng tôn giáo, với hơn 2.000 mô hình của các tôn giáo về bảo vệ môi trường đã được xây dựng.

Các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu ảnh 1
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hoàng Công Thủy phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: HỮU NGHĨA)

Đồng thời, vận động các chức sắc, tín đồ cam kết tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; chung tay bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, nguồn tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái; trồng cây xanh, sử dụng năng lượng tái tạo; vận động các tín đồ tôn giáo và nhân dân không sử dụng vật tư, phương tiện tạo ra những sản phẩm độc hại...

Hội nghị nhằm cung cấp những kiến thức pháp luật mới nhất về bảo vệ môi trường; những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay và tiếp tục phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đây cũng là dịp để trao đổi, thống nhất phương pháp, cách làm và bổ sung những kinh nghiệm thực tiễn giữa các địa phương, các tôn giáo để thực hiện tốt hơn Chương trình phối hợp "Phát huy vai trò các tôn giáo trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026”.