Ngày 1/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Giao thông vận tải và một số bộ, ngành liên quan về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục bắc-nam.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về việc đề nghị góp ý Thông tư hướng dẫn một số nội dung dự án đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP), loại hợp đồng kinh doanh-quản lý đường bộ cao tốc (O&M).
Sáng 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác kể từ phiên họp lần thứ 7 đến nay, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trong thời gian tới. Phiên họp được truyền trực tuyến tới điểm cầu trụ sở 45 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có các dự án giao thông trọng điểm đi qua.
Chiều 10/11, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an, Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ (Đoàn kiểm tra số 1), chủ trì hội nghị thông báo kết quả kiểm tra công tác bảo vệ chính trị nội bộ tại Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải.
Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản chỉ đạo Ban Quản lý dự án 6, Liên danh Nhà đầu tư và Công ty cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án) khẩn trương giải quyết sự cố thi công làm sập cống hộp đường gom dự án cao tốc bắc - nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt khiến hai công nhân tử vong.
Bộ trưởng Giao thông vận tải nêu rõ, sự thay đổi nhân sự chủ chốt của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong thời gian thực hiện dự án là nguyên nhân chủ quan khiến dự án sân bay Long Thành chậm trễ.
Khó khăn nhất hiện nay là trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 135,46ha rừng và trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 22,94ha rừng cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để xây dựng cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột. Sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành và các địa phương, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình lên Thủ tướng Chính phủ chờ phê duyệt.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương liên quan vào cuộc tháo gỡ, sau gần 11 tháng triển khai, dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn II) đã đạt sản lượng gần 12% giá trị các hợp đồng. Tuy nhiên, kết quả tiến độ thi công này vẫn chưa đạt mục tiêu kỳ vọng mà cản trở lớn nhất là thiếu nguồn vật liệu cát và đất đắp.
Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải đánh giá lại quy định xe vận tải phải lắp camera giám sát trên xe do có nguy cơ gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp mà ít hiệu quả, nhất trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Sau 2 năm nghiên cứu và áp dụng thí điểm, “Sổ tay an toàn giao thông khu vực trường học” dần hoàn thiện. Đến nay, sản phẩm đã được Bộ Giao thông vận tải gửi đến các địa phương, làm tài liệu tham khảo cho những công trình, dự án và giải pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ đi qua khu vực trường học trên toàn quốc.
Do nguồn lực của đất nước có hạn, trong thời gian qua, các dự án đường cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn I (2017-2020) và giai đoạn II (2021-2025) đều phân kỳ đầu tư, giai đoạn đầu gồm 4 làn xe, giai đoạn tiếp theo mở rộng lên 6 hoặc 8 làn xe.
Ngày 8/9, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện dự án xây dựng đường bộ cao tốc bắc-nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đoạn từ Ninh Bình đến Nghệ An.
Theo bạn đọc phản ánh, mặc dù các đơn vị vận tải, bến xe đã áp dụng nhiều hình thức bán vé trực tiếp, trực tuyến qua mạng, qua điện thoại giúp hành khách thuận tiện hơn khi mua vé xe, tuy nhiên, số nhà xe chạy các tuyến hiện nay tăng nhanh, trong khi số lượng hành khách không tăng đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xe. Một số nhà xe bị đe dọa, hủy hoại tài sản và lái xe bị đánh đập theo kiểu “xã hội đen” gây mất an ninh-trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Bộ Giao thông vận tải đang tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, huy động nhân lực thiết bị, tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp”, đặt mục tiêu trong năm nay hoàn thành thêm 4 dự án trên tuyến cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020 với tổng chiều dài 123 km, nâng tổng số chiều dài đường cao tốc đưa vào khai thác lên 1.852 km.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông vận tải), chủ đầu tư dự án thành phần cao tốc bắc-nam đoạn Quốc lộ 45-Nghi Sơn, thời điểm này, các nhà thầu đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ, thi công “xuyên đêm”, hoàn thiện các hạng mục cuối cùng nhằm thông xe tuyến chính vào dịp lễ Quốc khánh 2/9 tới đây.
Vừa qua, có một số ý kiến lo ngại việc khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu làm nguồn vật liệu cung cấp cho dự án cao tốc Cần Thơ-Cà Mau sẽ làm tình trạng xói sạt lở và sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long thêm trầm trọng, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải khẳng định, việc khai thác cát tại các mỏ đều được đánh giá tác động môi trường kết hợp với việc thiết lập hệ thống và thực hiện quan trắc, giám sát tác động theo quy định, do vậy không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông.
Mới đây, Bộ trưởng Giao thông vận tải đã phê duyệt mạng trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc bắc-nam phía đông, từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Cà Mau, gồm tổng cộng 36 trạm. Trước bối cảnh một số tuyến cao tốc bắc-nam (giai đoạn I) đã đưa vào khai thác, vận hành vẫn chưa có trạm dừng nghỉ dọc tuyến, Bộ Giao thông vận tải đang đẩy nhanh việc xây dựng cơ chế, thu hút nhà đầu tư làm trạm dừng nghỉ trong thời gian sớm nhất.
Chiều 10/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được truyền trực tuyến tới trụ sở Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án giao thông trọng điểm đi qua.
Ngày 2/8, Bộ Giao thông vận tải cho biết đã phê duyệt mạng lưới trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông từ cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) đến Cà Mau bao gồm 36 trạm dừng nghỉ.
Tập đoàn Đèo Cả đang huy động phương tiện, nhân lực, dồn tổng lực cho “đường găng” hầm số 2 trên tuyến cao tốc bắc-nam đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn với chiều dài gần 700m. Hiện tại, nhà thầu đã vạch kế hoạch thi công, cải tiến phương pháp đào hầm (NATM) để triển khai đồng loạt 6 mũi thi công thay vì 4 mũi theo phương pháp thông thường, dự kiến sẽ rút ngắn thời gian thực hiện sớm hơn 4 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Ngày 28/2/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, yêu cầu nghiên cứu, phân tích, đánh giá, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế để lựa chọn phương án đầu tư xây dựng đường sắt bắc-nam hiện đại, có tầm nhìn dài hạn, phát huy được các lợi thế, tiềm năng của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành 5.000 km đường bộ cao tốc theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, nhu cầu các nguồn vốn đầu tư cần tới khoảng 813 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước phải đảm đương hơn 239 nghìn tỷ đồng.
Chiều 25/7, tại huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức lễ công bố mở luồng đường thủy nội địa quốc gia Kênh Nghĩa Hưng (kênh nối sông Đáy-sông Ninh Cơ), công trình có tổng mức đầu tư 107,19 triệu USD.
Sáng 22/7, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan triển khai thi công dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống).
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 19/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các thông tư liên quan đến vận tải hàng không, quy định rõ nghĩa vụ của người vận chuyển (hãng hàng không) đối với hành khách trong những trường hợp chuyến bay bị hủy, chậm.
Trao đổi ý kiến bên lề lễ công bố quy hoạch cảng hàng không, sân bay sáng 14/7, Cục trưởng Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng khẳng định, cảng hàng không, sân bay có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, cảng hàng không, sân bay chỉ là “điều kiện cần”, chứ không phải “điều kiện đủ” duy nhất để giúp các địa phương “cất cánh” trong phát triển kinh tế-xã hội.
Ngày 14/7, Bộ Giao thông vận tải phối hợp Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức khởi công gói thầu xây dựng tuyến giao thông kết nối số 1 và số 2, Dự án thành phần 3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (gọi tắt là sân bay Long Thành) giai đoạn 1.