Một vùng trồng sầu riêng hữu cơ tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Cơ hội để nông nghiệp Bình Phước bứt tốc

Bình Phước có lợi thế về đất đai để phát triển nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đã từng bước đạt được một số kết quả nhất định. Để ngành nông nghiệp thật sự là bệ đỡ của nền kinh tế, Bình Phước đang đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp FDI đến đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nhất là mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm khép kín.
Phục dựng không gian văn hóa của đồng bào dân tộc S’Tiêng huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. (Ảnh BPTV)

Hiện thực hóa mục tiêu du lịch xanh, thân thiện

Tỉnh Bình Phước mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 82 của Chính phủ về “Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững” trên địa bàn. Kế hoạch nhằm mục tiêu xây dựng Bình Phước trở thành điểm đến hấp dẫn của vùng Đông Nam Bộ và đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch bền vững.
Nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Mai tuần tra bảo vệ rừng.

Bình Phước nâng cao hiệu quả kinh tế rừng

Bình Phước được xem là “lá phổi xanh” của vùng Đông Nam Bộ với diện tích trong quy hoạch ba loại rừng hơn 171 ha, trong đó rừng đặc dụng hơn 31.179 ha, rừng phòng hộ là 43.548 ha và rừng sản xuất là 96.799 ha. Nhờ làm tốt công tác bảo vệ, rừng ở Bình Phước đang đem lại nhiều nguồn lợi, trong đó có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái khi được quy hoạch, đầu tư bài bản.
Mô hình trồng dưa lưới ở xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh đã giúp nhiều gia đình nâng cao thu nhập.

Tạo sức bật, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng ở Bình Phước

Những chủ trương, giải pháp phù hợp thực tiễn đã được các cấp ủy đảng ở Bình Phước triển khai để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Bằng việc coi trọng những yếu tố đặc thù để ban hành các chủ trương, quyết sách "đúng, trúng", đồng thời gắn vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên trong thực thi nhiệm vụ, ở Bình Phước, nghị quyết đã sớm đi vào cuộc sống.
Các tập thể tiêu biểu trong công tác dân tộc được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước tặng Bằng khen.

Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến vùng dân tộc thiểu số và miền núi

NDO - Bình Phước là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Với sự quan tâm của hệ thống chính trị và sự góp phần quan trọng của đội ngũ người có uy tín, già làng tiêu biểu, nhân sĩ trí thức, cán bộ cốt cán, doanh nhân, người sản xuất kinh doanh giỏi, học sinh sinh viên, thanh niên tiêu biểu là người đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng tỉnh Bình Phước ngày càng giàu mạnh.
Quang cảnh cuộc làm việc. (Ảnh: VGP)

Bình Phước và Tây Ninh cần tận dụng tối đa cơ hội để đạt mức cao nhất các mục tiêu đề ra

Sáng 22/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp trực tuyến với các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, tháo gỡ các khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật, kỷ cương hành chính và các vấn đề khác trên địa bàn các tỉnh.
Hội liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bình Dương trao tặng quà cho các đồn biên phòng tỉnh Bình Phước

Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

NDO-Nhằm thực hiện Chương trình “Vận động phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” và các hoạt động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương đã phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Phước thực hiện nhiều phần việc thiết thực, hiệu quả.
Bình Phước đầu tư hạ tầng viễn thông khu vực biên giới huyện Lộc Ninh.

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

NDO - Tỉnh Bình Phước xác định chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Do đó, việc chuyển đổi số đang được đẩy mạnh, thông qua các lớp tập huấn, hướng dẫn, để đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Không gian Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Xtiêng vừa được tổ chức tại huyện Phú Riềng.

Độc đáo Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào Xtiêng

NDO - Lễ hội Mừng lúa mới là hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Xtiêng ở Bình Phước , với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã mang đến mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho năm mới mạnh khỏe, ấm no. Đồng thời cũng là dịp để dân làng tề tựu, cùng chia sẻ niềm vui sau vụ mùa.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước nắm địa bàn, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo.

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

NDO - Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong thời gian qua, công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh Bình Phước hết sức quan tâm. Qua đó tạo được chuyển biến tích cực, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Đồng bào S’tiêng ở xã Bình Minh, huyện Bù Đăng tổ chức Lễ hội cầu bông. Lễ hội này được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Khơi thông mạch nguồn di sản văn hóa phi vật thể

NDO - Di sản văn hóa phi vật thể là tài sản tinh thần vô giá mang đậm dấu ấn của từng vùng miền, lớn hơn là hồn cốt đặc trưng của quốc gia, dân tộc. Nhận thức sâu sắc điều này, những năm qua, tỉnh Bình Phước đã chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Tổ hợp Thức ăn chăn nuôi-trang trại-thực phẩm hoàn toàn tự động của Japfa Việt Nam được đầu tư tại Bình Phước.

Bình Phước áp dụng khoa học-công nghệ phát triển nông nghiệp

Khoa học-công nghệ và chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, động lực cho phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Để cụ thể hóa mục tiêu này, tỉnh Bình Phước đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học-công nghệ, tạo động lực cho ngành nông nghiệp từng bước phát triển.
Giờ học của cô và trò trường Tiểu học Lê Lợi, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập.

Nỗ lực “về đích” trường chuẩn quốc gia tại tỉnh biên giới

NDO - Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn, mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước ta nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Những năm qua, tỉnh Bình Phước ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng trường học hướng đến trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt là các huyện vùng sâu, vùng xa và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác xây dựng trường chuẩn vẫn còn nhiều vấn đề trăn trở.