Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đã phê duyệt vaccine LC16m8 phòng bệnh đậu mùa khỉ của công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) bào chế để sử dụng khẩn cấp. Đây là vaccine thứ hai nhận được sự chấp thuận này.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức y tế khác hôm qua cho biết, 899.000 liều vaccine đợt đầu phòng bệnh đậu mùa khỉ đã được phân bổ cho 9 quốc gia châu Phi đang bị ảnh hưởng nặng nề do căn bệnh này gây ra.
Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) hôm qua cho biết, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) tiếp tục lây lan nhanh trên lục địa Châu Phi, tăng hơn 500% so với năm ngoái.
Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi. Đây là nhóm đối tượng được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự bùng phát của căn bệnh đang gây ra mối lo ngại toàn cầu.
Các tổ chức quốc tế đã cam kết tài trợ hơn 800 triệu USD cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi để giúp ứng phó bệnh đậu mùa khỉ (mpox) đang lây lan ở mức độ nguy hiểm. Đây là con số tài chính cao hơn dự kiến mà cộng đồng quốc tế hỗ trợ trong bối cảnh châu Phi đang loay hoay đối phó dịch bệnh lây lan khó kiểm soát này.
Bộ trưởng Y tế Philippines, Teodoro Herbosa, cho biết 3 trường hợp mới được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ là nam giới, đến từ vùng đô thị Manila và khu vực lân cận.
Tổng Giám đốc CDC châu Phi Jean Kaseya nêu rõ riêng trong tuần qua, lục địa này đã ghi nhận tổng cộng 3.160 ca mắc mới bệnh đậu mùa khỉ, trong đó, có 434 ca được xác nhận và 107 ca tử vong.
Giới chức y tế New Zealand đã yêu cầu những người tham dự sự kiện Queenstown Winter Pride vào tháng 8 theo dõi các triệu chứng vì họ có thể đã tiếp xúc với những người mang virus gây bệnh đậu mùa khỉ.
Bệnh đậu mùa khỉ (mpox) bùng phát mạnh ở châu Phi phần lớn là do sự thờ ơ của cộng đồng quốc tế trong nhiều thập niên và việc không thể ngăn chặn các đợt bùng phát lẻ tẻ trong một nhóm dân cư ít có khả năng miễn dịch với căn bệnh liên quan đến bệnh đậu mùa. Tuyên bố trên được các nhà khoa học hàng đầu của châu Phi đưa ra ngày 27/8.
Trong thông báo đăng tải trên trang chủ, WHO cho biết bệnh đậu mùa khỉ lây lan giữa người với người, chủ yếu thông qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người bị nhiễm virus.
Các nhà khoa học từ Mỹ, châu Âu và châu Phi cho rằng, sự biến đổi của virus, mức độ nghiêm trọng và cách thức virus lan truyền vẫn là “ẩn số,” do đó làm cản trở nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi hành động chung toàn cầu để kiểm soát đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox) mới, đồng thời cho biết kế hoạch ứng phó sẽ cần ít nhất 135 triệu USD trong 6 tháng tới.
Ngày 14/8/2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm (PHEIC) nhằm huy động các nguồn lực y tế công cộng toàn cầu và khu vực để giám sát, ứng phó tốt hơn với các mối đe dọa đang đặt ra.
Các nước châu Phi tăng cường các biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox). Tại Đông Phi, giới chức y tế Malawi ngày 20/8 kêu gọi người dân cảnh giác sau khi một trường hợp nghi mắc mpox được chuyển đến bệnh viện ở thành phố Blantyre với các triệu chứng như sốt, phát ban và đau cơ.
Ông Jean Kaseya, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi, đã nhấn mạnh Mpox đã vượt biên giới, ảnh hưởng đến hàng nghìn người trên khắp châu lục.
Ngày 7/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này đã quyết định triệu tập cuộc họp khẩn của các đại diện quốc tế để thảo luận việc lây lan dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Ngày 4/10, Trung tâm y tế quận Tân Bình cho biết, đơn vị vừa ghi nhận một ca bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn quận. Bệnh nhân là nam giới, 22 tuổi, đang tạm trú tại phường 2, quận Tân Bình.
Chưa đầy một tuần sau hai ca bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện, TP Hồ Chí Minh lại phát hiện thêm một ca bệnh mới. Để chủ động phòng chống dịch bệnh này ở nước ta Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, phát hiện sớm khi có các triệu chứng bệnh để kịp thời điều trị ngăn bệnh lây lan.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định duy trì mức cảnh báo cao nhất về bệnh đậu mùa khỉ, tiếp tục coi đây là "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế".
Ngày 28/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông báo tên tiếng Anh của bệnh đậu mùa khỉ - "monkeypox" sẽ được đổi thành "mpox" nhằm tránh những hiểu lầm liên quan đến tên cũ.
Ngay sau khi Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận ca thứ 2 nghi mắc đậu mùa khỉ, tỉnh Đắk Lắk đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống và ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
Báo cáo của Bộ Y tế và Thể thao Bolivia cho biết bệnh nhân 28 tuổi nhập viện từ ngày 17/9 và được điều trị tại Khoa Dịch tễ học đặc biệt của Bệnh viện San Juan de Dios.
Chiều 4/10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau 12 ngày điều trị, nữ bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam đang phục hồi sức khỏe; kết quả xét nghiệm PCR dịch tiết một số vị trí kiểm tra hiện đã âm tính.
Sáng 3/10, tại buổi giao ban của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình dịch bệnh và hoạt động trọng tâm quý 4/2022, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng cho biết, qua công tác kiểm soát và giám sát, ngành y tế đã phát hiện 1 ca bệnh đậu mùa khỉ.
Cơ quan Y tế công cộng thành phố Los Angeles và Trung tâm Kiểm soát và CDC đã xác nhận một người dân sinh sống tại thành phố này đã tử vong do nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sau khi nhập viện.