Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) ngày 28/3 cho biết, số người tử vong do dịch đậu mùa khỉ đang diễn ra ở châu Phi lên tới 1.724 ca kể từ đầu năm 2024.
Ngày 27/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo quyết định duy trì tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ, do số ca mắc tiếp tục gia tăng và dịch bệnh lan rộng về mặt địa lý.
Một quan chức chính phủ Kenya ngày 14/2 xác nhận 41 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 1 trường hợp tử vong được báo cáo kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào tháng 7/2024.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 6/2, Tổng Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) Jean Kaseya cho biết sẽ viết thư cho Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio để nêu bật những quan ngại về việc đóng băng viện trợ của Mỹ đang đe dọa đến tính mạng của người dân trên khắp lục địa và những nỗ lực ngăn chặn các đợt bùng phát dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến người Mỹ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi cảnh báo về sự gia tăng các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng lục địa này, với hơn 200 đợt bùng phát dịch bệnh được báo cáo vào năm 2024.
Bộ Y tế Kenya hôm nay đã kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, đặc biệt là trong mùa lễ hội, khi số trường hợp mắc bệnh đã tăng lên 31 ca.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC Châu Phi) hôm qua cho biết, Cộng hòa Dân chủ Congo sẽ bắt đầu nhận được ba triệu liều vaccine đậu mùa khỉ từ Nhật Bản từ tuần tới và có thể sử dụng cho trẻ em.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (CDC Châu Phi) hôm qua cho biết, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục tăng trong bốn tuần tới trước khi bắt đầu có dấu hiệu ổn định vào đầu năm 2025.
Tuần này Cộng hòa Dân chủ Congo bắt đầu tiêm vaccine đậu mùa khỉ cho người lớn ở thủ đô Kinshasa, nhưng trẻ em, nhóm dễ bị tổn thương nhất, vẫn chưa có vaccine do vướng rào cản pháp lý.
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Bệnh đậu mùa khỉ là một thách thức lớn với hệ thống y tế của châu Phi khi số ca mắc bệnh tại đây từ đầu năm 2024 tới nay đã vượt mốc 50.000 ca. Trong bối cảnh việc chẩn đoán còn chậm trễ, tiếp cận điều trị còn khó khăn và ngày càng xuất hiện nhiều chủng virus khác nhau, cộng đồng quốc tế đang tiếp tục sát cánh cùng châu Phi, thúc đẩy phân phối công bằng và chia sẻ vắc-xin để không ai bị bỏ lại phía sau.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm qua cho biết, một trường hợp mắc chủng đậu mùa khỉ nhánh I đầu tiên đã được xác nhận tại bang California (Mỹ).
Người đứng đầu cơ quan ứng phó của Cộng hòa Dân chủ Congo hôm nay cho biết, nước này không thể triển khai chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) ở thủ đô Kinshasa do thiếu vaccine, trong khi các ca bệnh trên toàn quốc tiếp tục gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Phi (Africa CDC) cảnh báo rằng, lục địa Châu Phi vẫn đang trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) cấp tính khi số ca bệnh được báo cáo cho đến nay trong năm nay đã vượt mốc 50.000.
Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA) hôm qua cho biết, nước này vừa phát hiện thêm hai trường hợp mắc biến thể đậu mùa khỉ (mpox) mới nhóm Ib, trong số những người tiếp xúc trong gia đình với trường hợp đầu tiên, nâng tổng số trường hợp được xác nhận tại nước này lên 3 ca.
Ngày 5/10, Cộng hòa dân chủ Congo đã chính thức khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở nước này, nhằm ứng phó với đợt bùng phát dịch đang lan rộng từ tâm dịch Congo sang 13 quốc gia châu Phi khác trong năm nay.
Ngày 20/9, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi thông báo, tổng số ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ (mpox) trên toàn châu lục đã tăng lên 29.152 ca kể từ đầu năm 2024, trong đó có 6.105 ca được xác nhận và 738 trường hợp tử vong.
Dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) tại châu Phi vẫn chưa thể trong tầm kiểm soát, khi số ca mắc và tử vong tiếp tục gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu lục này, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC).
Liên hợp quốc cho biết, một số quốc gia châu Phi đã triển khai các kế hoạch ứng phó để kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên, tài chính và nguồn lực hạn chế đã cản trở những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Bệnh đậu mùa khỉ (mpox) không chỉ đang hoành hành tại nhiều nước châu Phi mà còn lây lan sang cả những quốc gia ngoài khu vực. Trước tình trạng đáng báo động này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường các nỗ lực chung nhằm ngăn chặn mpox lan rộng, không thể chủ quan trước nguy cơ dịch bệnh vượt ngoài tầm kiểm soát và kéo theo những hệ lụy khó lường.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, nhà nghiên cứu hàng đầu Thái Lan về virus khuyến nghị rằng vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ (mpox) chỉ cần thiết cho các nhóm có nguy cơ chứ không phải cho người dân nói chung vì bệnh này ít lây lan hơn so với Covid-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, nhà virus học hàng đầu của Thái Lan, Tiến sĩ Yong Poovorawan, ngày 19/8 nhấn mạnh, nhu cầu cấp thiết ở nước này về việc phải giám sát chặt chẽ biến thể "Clade 1b" của virus đậu mùa khỉ, hiện đang lan rộng khắp các khu vực ở Trung và Đông Phi.
Theo Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), tính đến ngày 9/8, Hàn Quốc đã báo cáo 10 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trong năm nay, giảm so với 151 ca vào năm 2023.
Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) cho biết, liên minh này sẽ dành 500 triệu USD để chi cho việc tiêm chủng nhằm hỗ trợ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ chủng mới ở châu Phi.
Bệnh đậu mùa khỉ đã lan rộng khắp Cộng hòa Dân chủ Congo trước khi lây lan sang các quốc gia khác. Cộng hòa Dân chủ Congo chính là nơi đầu tiên loại virus này được phát hiện ở người vào năm 1970.
Ngày 7/8, đại diện Chính phủ Mỹ cho biết, nước này sẽ cung cấp khoảng 414 triệu USD viện trợ nhân đạo cho Cộng hòa dân chủ Congo, nơi có hơn 25 triệu người dân - chiếm gần 1/4 dân số cả nước đang rất cần viện trợ.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang cân nhắc thành lập một ủy ban khẩn cấp đánh giá về khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ đang hoành hành tại châu Phi.