Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne. (Ảnh: REUTERS)

Pháp xây dựng mối quan hệ mới với châu Phi

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne vừa tiến hành chuyến công du đầu tiên tới châu Phi kể từ khi ông giữ cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao Pháp. Diễn ra trong bối cảnh Pháp đang nỗ lực làm mới quan hệ với châu Phi, chuyến công du được nhận định là bước đi quan trọng nhằm khôi phục vị thế của Paris tại Lục địa Đen.
Ảnh minh họa: economicsandpeace.org.

Báo động làn sóng khủng bố đang gia tăng ở châu Phi

Vượt qua cả Trung Đông, khu vực Sahel và vùng cận Sahara của châu Phi trở thành “điểm nóng” mới, với gần một nửa số người thiệt mạng do tấn công khủng bố trên toàn thế giới là ở khu vực này. Đó là kết luận được đưa ra trong báo cáo mới nhất của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) và là xu hướng đáng lo ngại, đe dọa sự ổn định và phát triển kinh tế của Lục địa Đen.
Thiết bị công nghệ ngày càng phổ biến ở châu Phi. (Ảnh TECH HERFRICA)

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác tiềm năng kinh tế của châu Phi.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Nigeria khơi dậy tiềm năng xuất khẩu dầu mỏ

Sau nhiều năm trì hoãn, Nhà máy lọc dầu Dangote có quy mô lớn nhất châu Phi đã đi vào hoạt động sản xuất dầu diesel và nhiên liệu hàng không. Sự kiện này sẽ giúp Nigeria chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu, đồng thời mở ra cơ hội cho nước này xuất khẩu nhiên liệu sang các nước Tây Phi lân cận.
Ảnh minh họa. Nguồn: LEGATUM/VTV

Nỗ lực đưa nền giáo dục châu Phi vượt khó

Liên minh châu Phi (AU) đặt mục tiêu xây dựng một nền giáo dục kiên cường và toàn diện, mang lại cơ hội học tập suốt đời, chất lượng và phù hợp cho người dân trên khắp châu lục. Tuy nhiên, sự gia tăng đáng báo động của các vụ bạo lực nhằm vào trường học được nêu trong báo cáo được công bố gần đây lại đang “phủ bóng đen” lên khát vọng này.
Thủ tướng Giorgia Meloni phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Italy-châu Phi ở Rome ngày 29/1. (Nguồn: AP/TTXVN)

Italia và vai trò cầu nối giữa châu Âu và châu Phi

Italia mong muốn trở thành cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa châu Âu và châu Phi thông qua việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh “Italia-châu Phi: Cầu nối cho tăng trưởng chung”. Ðây là sự kiện quốc tế đầu tiên mà Rome đăng cai tổ chức kể từ khi đảm nhận chức Chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7).
Khu vực điều trị cho các trường hợp mắc bệnh tả tại Lilongwe, Malawi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Dịch tả trên toàn cầu đang ở mức cảnh báo cao nhất

Theo báo cáo từ các cơ quan của Liên hợp quốc, năm 2023, số ca mắc bệnh tả đã tăng vọt trên toàn cầu, với hơn 667.000 ca mắc và hơn 4.000 ca tử vong. Các quốc gia khu vực Nam Phi và Đông Phi nằm trong nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm khoảng 75% số ca tử vong và 1/3 số ca nhiễm trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) duy trì mức cảnh báo tình trạng khẩn cấp cao nhất (cấp độ 3) đối với dịch bệnh nguy hiểm này.
Nhiều người Sudan phải chạy tị nạn do xung đột. (Ảnh REUTERS)

Châu Phi hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện

Công bố dự báo tăng trưởng khu vực cận Sahara của châu Phi, Ngân hàng Thế giới (WB) bày tỏ lo ngại về một “thập kỷ mất mát” đối với khu vực này khi phải đối mặt với sự bất ổn ngày càng tăng. Tác động của biến đổi khí hậu và những hạn chế về nguồn cung do cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến lạm phát tăng cao, các điều kiện tài chính và tiền tệ bị thắt chặt, làm trầm trọng thêm những khó khăn của người dân trong khu vực. Tuy nhiên, các nước châu Phi đang đưa ra các mục tiêu, chính sách, chiến lược nhằm vượt qua những khó khăn để hướng tới phát triển toàn diện.
Sản xuất gạo tại nhà máy Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam Vinarice, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. (Ảnh HỮU NGHĨA)

Khai thác thị trường nông sản Trung Đông và châu Phi

Ngoài những thị trường truyền thống và trọng điểm như Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ… nông, lâm, thủy sản Việt Nam đang được xúc tiến xuất khẩu sang các quốc gia khu vực Trung Đông và châu Phi. Gạo, cà-phê, thủy sản là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam vào thị trường này.
Ảnh: dakarforum.org.

Hòa bình và an ninh cho châu Phi

Diễn đàn quốc tế Dakar về hòa bình và an ninh ở châu Phi lần thứ 9 đã khai mạc tại thị trấn Diamniadio, gần thủ đô Dakar của Senegal. Trong bối cảnh các cuộc xung đột làm suy yếu những nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội của châu Phi, diễn đàn là sự kiện quan trọng để các nhà lãnh đạo châu Phi tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại nhằm ngăn chặn bạo lực, duy trì sự ổn định của châu lục.
Người dân Rwanda tham gia dự án trồng cây thích ứng biến đổi khí hậu. (Ảnh IUCN)

Châu Phi tìm cách giải bài toán an ninh lương thực

Với mục đích thúc đẩy áp dụng và sử dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực tại châu Phi, Hội nghị Công nghệ nông nghiệp châu Phi đã diễn ra tại thủ đô Nairobi của Kenya mang chủ đề “Khả năng phục hồi nông nghiệp thông qua đổi mới”. Qua đó, hội nghị mong muốn góp phần tìm ra giải pháp cho bài toán an ninh lương thực, trong bối cảnh nhiều quốc gia châu Phi đang đứng bên bờ vực khủng hoảng trầm trọng.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn AGOA 2023 tại Nam Phi. Ảnh: Reuters

Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi - sợi dây kết nối Mỹ và châu Phi

Diễn đàn về Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi (AGOA) vừa bế mạc tại Nam Phi. Là đạo luật cho phép miễn thuế hàng hóa của các nước châu Phi khi vào thị trường Mỹ, AGOA sẽ hết hạn vào năm 2025. Diễn đàn ở Nam Phi là dịp tốt để Washington và Lục địa Đen thảo luận về tương lai của AGOA, cũng như quan hệ giữa hai bên.
Họp báo công bố sáng kiến ADi. (Ảnh Liên minh châu Phi (AU))

Sáng kiến mới của châu Phi nhằm quản lý vấn đề di cư

Các nước châu Phi vừa công bố sáng kiến mang tên Chuỗi hội nghị ngoại giao châu Phi (ADi), nhằm định hình việc quản lý vấn đề di cư và lao động di cư ở châu Phi. Trong bối cảnh thế giới phân cực sâu sắc về vấn đề di cư, châu Phi càng bị chia cắt do ảnh hưởng từ bên ngoài và quan điểm khác nhau về quản lý di cư quốc tế. Sáng kiến mới là cơ hội để châu Phi hợp tác đưa ra chiến lược giải quyết một trong những vấn đề nhức nhối của châu lục.
Họp báo công bố sáng kiến ADi. (Ảnh Liên minh châu Phi (AU))

Châu Phi hợp tác về vấn đề di cư

Sáng kiến hợp tác mới về vấn đề người di cư vừa được các nước châu Phi công bố ngày 11/10, tại hội nghị ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. Với tên gọi Chuỗi hội nghị ngoại giao châu Phi (ADi), chương trình hợp tác này sẽ do Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) phối hợp Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), cùng các nước châu Phi, cộng đồng kinh tế khu vực và các đối tác thực hiện. ADi tạo nền tảng đối thoại giữa các thành viên đoàn ngoại giao, nghị sĩ và các nhà lãnh đạo để cùng thảo luận chính sách nhằm định hình việc quản lý người di cư ở châu Phi.
Tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt nhiều ở Nam Phi. (Ảnh: REUTERS)

Tiềm năng ứng phó biến đổi khí hậu của châu Phi

Châu Phi mới đây tuyên bố có đầy đủ tiềm năng và tham vọng trở thành một phần quan trọng trong giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Dù vậy, để giải phóng tiềm năng tăng trưởng xanh trên toàn châu lục ở mức độ có thể tạo ra những đóng góp ý nghĩa cho quá trình phi carbon hóa nền kinh tế toàn cầu, châu Phi cần sự hỗ trợ của các nước phát triển. Các nước châu Phi kêu gọi cộng đồng quốc tế giảm gánh nặng nợ cho các nước này và cải cách hệ thống tài chính toàn cầu để mở đường cho hoạt động đầu tư vào năng lượng sạch.
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ. (Ảnh CNBC)

Nâng cao vai trò của châu Phi trong giải quyết các thách thức toàn cầu

Hội nghị thượng đỉnh thường niên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Ấn Độ mới đây, đã chính thức thông báo về việc cấp tư cách thành viên thường trực cho Liên minh châu Phi (AU). Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt với châu lục này, mang lại một khuôn khổ thuận lợi để Lục địa đen đóng góp hiệu quả vào nỗ lực của thế giới giải quyết những thách thức toàn cầu.
Người di cư ngủ trên boong của tàu cứu hộ “Ocean Viking” trên biển Địa Trung Hải ngày 6/11/2022 (Ảnh: SOS Mediterranee/ Reuters)

Người di cư bất hợp pháp: Vấn đề nóng ở Địa Trung Hải

Tổ chức SOS Mediterranee cho biết, tàu cứu hộ Ocean Viking vừa giải cứu hơn 600 người di cư đang lênh đênh trên Địa Trung Hải. Từ đầu năm đến nay, trên tuyến đường vượt biển nguy hiểm nhất với người di cư này đã có ít nhất 1.848 người thiệt mạng khi tìm cách từ Bắc Phi đến Italia và Malta. Ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp là vấn đề nóng khiến các quốc gia ở cả hai bờ Địa Trung Hải phải đau đầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Liên minh châu Phi, Chủ tịch Liên bang Comoros Azali Assoumani phát biểu trước báo giới sau kết quả của Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ hai. (Ảnh: RIA/Novost)

Giai đoạn mới trong hợp tác Nga-châu Phi

Mối quan hệ Nga-châu Phi được thúc đẩy mạnh mẽ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định châu Phi là một trong số các đối tác chính của Moskva, đồng thời cam kết cung cấp một lượng lương thực miễn phí cho các nước ở châu lục này. Hai bên cùng mong muốn đưa mối quan hệ Nga-châu Phi sang một giai đoạn phát triển mới với nhiều tiềm năng hợp tác.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tìm lời giải cho bài toán an ninh lương thực

Giới chức và chuyên gia châu Phi đã bắt đầu hội nghị kéo dài 3 ngày tại thủ đô Nairobi của  Kenya để thảo luận việc tăng cường an ninh lương thực ở châu lục. Với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu, bao gồm các quan chức cấp cao, nhà khoa học từ 20 quốc gia châu Phi, Liên minh châu Phi (AU) và Liên hợp quốc, sự kiện này nằm trong chuỗi nỗ lực của châu Phi và Liên hợp quốc nhằm bảo đảm nguồn cung lương thực ở châu lục vốn luôn là “điểm nóng” về an ninh lương thực.
Tổng thống Iran E.Raisi thăm Uganda. (Ảnh CHIMPREPORTS)

Iran xây dựng các mối quan hệ mới với châu Phi

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (E.Rai-xi) đã có chuyến công du châu Phi trong nỗ lực ngoại giao nhằm xây dựng các mối quan hệ liên minh mới. Với các điểm dừng chân là Kenya, Uganda và Zimbabwe, chuyến công du đầu tiên của một Tổng thống Iran tới châu Phi trong 11 năm qua là bước ngoặt mới, thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa Iran với các nước châu Phi.