Khoảnh khắc đóng điện cho thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. (Ảnh CÔNG HẢI)

Điện về thắp sáng Pa Cheo

Ðúng vào thời điểm chuyển giao giữa năm 2023 và năm 2024, người dân trên đỉnh núi thuộc thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo, huyện Bát Xát đã được đón nhận niềm vui lớn khi có điện lưới quốc gia. Ðiện về không chỉ góp phần xóa tình trạng “trắng điện” cho những bản làng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn mà còn là bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và xây dựng nông thôn mới ở vùng cao tỉnh Lào Cai…
Phấn khởi đón điện lưới quốc gia dịp Tết Dương lịch

Phấn khởi đón điện lưới quốc gia dịp Tết Dương lịch

Là địa phương thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai, thời gian qua các cấp chính quyền đã nỗ lực hỗ trợ xã Pa Cheo, huyện Bát Xát phát triển kinh tế, trong đó mục tiêu xóa thôn bản trắng điện lưới quốc gia được đặt lên hàng đầu. Và trong dịp Tết dương lịch này, 54 hộ dân thôn Bản Giàng, thôn khó khăn nhất của xã Pa Cheo đã lần đầu tiên phấn khởi đón điện lưới quốc gia.
Cán bộ, đảng viên Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát “đỡ đầu” xóa nghèo 20 hộ ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát.

Phát huy vai trò đảng viên, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

NDO - Bát Xát là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lào Cai gồm nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Với điều kiện tự nhiên đất đai khô cằn, nhiều đá, địa bàn rộng, hệ thống giao thông chưa thuận lợi cho nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ chủ trương cán bộ, đảng viên “đỡ đầu” hộ nghèo, gắn với địa chỉ cụ thể, việc xóa nghèo ở Bát Xát đã mang lại kết quả tích cực, nhanh và bền vững.
Gia đình anh Ly Cá Sứ, ở xã Y Tý trồng lê Tai Nung kết hợp làm du lịch nông nghiệp đem lại thu nhập cao, ổn định.

Hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy kinh doanh, khởi nghiệp

NDO-Là xã vùng cao khó khăn của huyện Bát Xát (Lào Cai), những năm gần đây, nhờ định hướng phát triển du lịch và sự hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Y Tý đã thoát nghèo bền vững và từng bước vươn lên làm giàu.
Mùa này, lúa ruộng bậc thang ở Bát Xát chín như dát vàng trên những sườn núi, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp. (Ảnh: QUỐC HỒNG)

[Ảnh] “Mùa vàng” nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt

Từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 hằng năm được xem là thời điểm đẹp nhất của Bát Xát (Lào Cai), nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Lúc này, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên sườn đồi ở Y Tý, Mường Hum, Sàng Ma Sáo, A Lù, Dền Sáng vàng xuộm như dát vàng trên sườn núi cao, mây trắng phất phơ như làn khói mỏng, đẹp như bức tranh thủy mặc. 

Sơ kết 3 năm chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Mới đây, tại tỉnh Tuyên Quang, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2021 đến năm 2023; triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2023-2025.
Học sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao của tỉnh Lào Cai. (Ảnh: QUỐC HỒNG)

Lào Cai hỗ trợ hơn 26 tỷ đồng học phí cho học sinh vùng khó khăn

Sáng 22/3, Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai cho biết, năm học 2022-2023, tỉnh Lào Cai hỗ trợ 26,6 tỷ đồng từ ngân sách cho 122.588 học sinh, chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số, vùng cao còn nhiều khó khăn, nhằm hỗ trợ phụ huynh và học sinh duy trì chuyên cần, nâng cao chất lượng dạy và học.
Xây nhà “ba cứng” cho hộ nghèo ở xã Dền Thàng (Bát Xát - Lào Cai).

Thưởng Tết hơn 200 hộ thoát nghèo ở Bát Xát

“Đó là nhằm động viên, khuyến khích những hộ nghèo, đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số H’Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì… ở các xã vùng cao, biên giới, vùng khó khăn đã nỗ lực vươn lên thoát nghèo, không trông chờ vào sự hỗ trợ hằng năm của Nhà nước” - bà Sùng Hồng Mai, Phó Chủ tịch UBND huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết.