Từ vài con voọc gáy trắng đầu tiên sống trên núi đá vôi gần khu dân cư của huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được người dân phát hiện, đến nay đàn voọc gáy trắng đã được cộng đồng dân cư quản lý, bảo tồn chặt chẽ và phát triển, sinh trưởng tốt. Nòng cốt trong hoạt động bảo vệ, bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm đó là Tổ bảo tồn tự nguyện voọc gáy trắng. Tổ đã hoạt động hiệu quả trên địa bàn 4 xã Thạch Hóa, Đồng Hóa, Sơn Hóa và Thuận Hóa.
Một trong những mục tiêu của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích khu bảo tồn lên 6,6 triệu ha.
Ngày 28/10, người nhà của ông Đặng Vân Long (tên Chăm là Đàng Năng Long) cho biết ông đã qua đời vào chiều 27/10, thọ 63 tuổi. Ông nổi tiếng là người sở hữu số lượng voi nhà nhiều nhất Tây Nguyên và cả nước. Số lượng voi ông sở hữu có lúc lên tới 7 con. Ông cũng là người yêu voi, hiểu biết về voi và luôn nỗ lực trong việc bảo tồn, phát triển đàn voi nhà.
Sáng 25/10, tỉnh Quảng Nam tổ chức “Hội thảo phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học - Quảng Nam 2024”. Đây là dịp để các đại biểu trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin nhằm giúp tỉnh đưa ra định hướng, chủ trương xây dựng những sản phẩm du lịch mới, phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương.
Ngày 25/10, tại Ninh Bình, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Viện Bảo tồn di tích (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử-văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch”.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có hơn 1.000 ngôi nhà cổ, không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc, lịch sử mà còn là nơi lưu dấu tâm hồn con người Nam Bộ. Do chưa được quan tâm đúng mức, nhiều căn nhà cổ đang xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ... biến mất.
Sau nhiều năm, những tấm Nà pha (mặt chăn của người Thái tại Nghệ An) đã được quy tụ lại và gìn giữ trong một bộ sưu tập quý hiếm. Đây là những sản phẩm gần như không còn có thể thể thấy được rộng rãi trong cộng đồng.
Lễ hội là “hồn cốt” của các di tích và danh thắng. Đến với lễ hội là con người có được cảm xúc thăng hoa với những giá trị văn hóa truyền thống, trở về với những giá trị thiêng liêng cội nguồn của dân tộc.
Nhờ có nhiều chính sách cho vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã tạo nên nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Thế hệ trẻ cũng bắt kịp xu hướng thời đại công nghệ số, có cách tạo dựng thương hiệu và phát triển kinh tế-văn hóa theo cách riêng của mình.
Cộng đồng các dân tộc trên vùng đất biên cương Lạng Sơn đã sáng tạo, lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian phong phú. Trong đó hát then của đồng bào Tày, Nùng là loại hình mang đậm bản sắc văn hóa xứ Lạng, được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Loại hình diễn xướng này đang tiếp tục được bảo tồn, phát huy giá trị và ngày càng lan tỏa với sự đóng góp công sức của các nghệ nhân ở cộng đồng thôn, bản.
Trong những năm qua, Đảng bộ thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) luôn quan tâm đến công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người và gìn giữ bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc trên địa bàn. Qua đó, góp phần xây dựng đời sống, môi trường văn hóa trên địa bàn thị xã lành mạnh, phong phú, các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của thị xã.
Thời gian gần đây, trên các diễn đàn và mạng xã hội Việt Nam chia sẻ rất nhiều hình ảnh, clip, video về văn hóa, lịch sử lồng ghép âm nhạc Việt Nam, hoặc chèn những câu nói của các danh nhân, nhà văn hóa lớn, nhà lãnh đạo mẫu mực... thu hút sự hưởng ứng, tương tác mạnh mẽ của giới trẻ.
Với 125 km đường bờ biển, tỉnh Quảng Nam có gần 20 làng chài với văn hóa vạn chài đậm đà, đặc trưng. Những năm qua, một số làng chài xứ Quảng như Tân Thành, Cửa Khe, Tam Thanh, Tam Tiến... đã và đang xây dựng các loại hình, sản phẩm kết hợp bản sắc làng chài với môi trường biển đảo, du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng, thu hút đông du khách, mang đến lợi ích cho cư dân bản địa.
Ngày 31/7, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, lãnh đạo tỉnh này vừa ban hành quyết định phê duyệt khoản viện trợ dự án bảo tồn bền vững loài vượn siki tại vùng đa dạng sinh học trọng điểm Trường Sơn.
Sau 4 năm ra đời, Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa (thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam) đã ghi dấu ấn với nhiều ý tưởng độc đáo và hoạt động thiết thực từ sự chung tay của hàng trăm hội viên trên toàn quốc, góp phần tôn vinh, lan tỏa giá trị nhiều di sản trong đời sống.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, sau hơn 1 năm triển khai các nhóm hoạt động, dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Quảng Ngãi” bước đầu mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Ngày 5/6, lực lượng Công an và Kiểm lâm huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tiến hành kiểm tra cơ sở chăn nuôi của bà D.T.T. (trú tại tổ dân phố 4, thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông), qua đó đã phát hiện nhiều động vật bị nuôi nhốt trái phép.
Sáng 5/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật bảo tồn đồng muối truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ.
Ngày 3/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn cấp thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn quần thể thông quý hiếm Hoàng đàn giả.
Trên những đỉnh núi quanh năm mây phủ ở xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) hiện vẫn còn hơn 600 gốc chè Shan tuyết cổ thụ hiên ngang trước gió sương, vươn mình đón nắng. Lạc bước giữa những cánh rừng chè nằm trên độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mây phủ là một trải nghiệm khó quên.