Trước cổng chùa Vĩnh Trù (59 Hàng Lược, Hà Nội) diễn ra tình trạng lấn chiếm hành lang để kinh doanh, buôn bán.

Giữ gìn sự tôn nghiêm tại các điểm di tích văn hóa lịch sử

Hoạt động tham quan các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động này ngày càng phổ biến, nhất là vào dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ lễ, Tết của người dân. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố đáng khích lệ, trong hoạt động xã hội này có lúc có nơi vẫn xuất hiện không ít hành vi lệch chuẩn, thậm chí phản cảm, ứng xử phản văn hóa gây bức xúc dư luận, cần được chấn chỉnh kịp thời.
Khách tham quan trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

“Đánh thức” di sản ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa độc đáo giữa lòng phố thị, qua đó tạo nên một không gian kiến trúc đặc trưng. Những năm gần đây, thành phố đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Nhiều di sản đã được “đánh thức” không chỉ mang đến vẻ đẹp sống động của một không gian đô thị sông nước mà còn tạo nên giá trị về kinh tế, góp phần vào sự phát triển chung của thành phố mang tên Bác.
Những hiện vật được giới thiệu ra công chúng lần này là những hiện vật tiêu biểu thời Khải Định.

Triển lãm 100 cổ vật “Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”

Việc trưng bày các báu vật lần này nhằm tri ân vị Hoàng đế đã có công thành lập Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; tri ân sự nỗ lực sưu tầm của những đồng nghiệp qua nhiều thế hệ, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của triều Nguyễn.
Bức phù điêu ghi lại sự kiện lịch sử ngày 19/5/1967.

Quận Ba Đình đề nghị bảo tồn bức phù điêu tại số 61 phố Trần Phú

Liên quan đến việc phá dỡ nhà máy sản xuất rộng hơn 9.000 m2 tại số 61 phố Trần Phú (quận Ba Đình, Hà Nội) của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện để thực hiện dự án xây dựng công trình gồm 11 tầng nổi và 6 tầng hầm, với chiều cao khoảng 43 m, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình vừa đề nghị chủ đầu tư bảo vệ nguyên trạng bức phù điêu ghi dấu sự kiện ngày 19/5/1967 tại đây.