Đại diện UNESCO và IMEXCO ký thỏa thuận hợp tác để khởi động dự án thúc đẩy bảo tồn di sản và thực hành bền vững ở Việt Nam.

Tăng cường quan hệ đối tác để thúc đẩy bảo tồn di sản và thực hành bền vững

Theo Văn phòng UNESCO Hà Nội, UNESCO vừa ký một thỏa thuận hợp tác mới với IMEXCO, một đối tác từ khu vực doanh nghiệp tư nhân để khởi động dự án nhằm nâng cao lợi ích cộng đồng địa phương thông qua tăng cường quan hệ đối tác để thúc đẩy bảo tồn di sản và thực hành bền vững.
Thừa Thiên Huế định hướng phát triển đô thị có bản sắc riêng. (Ảnh HOÀNG HẢI)

Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Thừa Thiên Huế đã và đang hội đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong phát triển và hội nhập quốc tế. Cùng quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tỉnh đã sẵn sàng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau gần 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường và thông minh.
Chuyên gia Hán Nôm phiên âm dịch nghĩa một số tài liệu tại đình làng Bàn Môn (huyện Phong Điền).

Số hóa tư liệu Hán Nôm trên đất Huế

Hơn 426.000 trang tư liệu Hán Nôm tương đương với gần 5.300 đầu tài liệu đã được Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành sưu tầm, số hóa và xử lý để đưa vào khai thác. Những tư liệu này nằm trong số hàng trăm nghìn tư liệu Hán Nôm quý giá còn lưu giữ trong các làng xã, tư gia... ở Huế. Hoạt động này đã góp phần bảo tồn di sản Hán Nôm, cũng như phục vụ hoạt động nghiên cứu văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị của vùng đất Thuận Hóa nói riêng và cả nước nói chung.
Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu quốc tế và các nghệ sĩ tại đêm tôn vinh di sản và văn hóa VIệt Nam ở Paris tối 17/11/2023. (Ảnh: MINH DUY).

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

Tối 17/11, ở Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, bạn bè quốc tế có dịp tận hưởng một hành trình di sản văn hóa phong phú, đa dạng và độc đáo cùng với ẩm thực tinh tế của Việt Nam. Đây là sự kiện quảng bá di sản, đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới, có khả năng đóng góp và năng lực điều hành tại UNESCO.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tham quan tại Di tích lầu Kiến trung (Đại nội Huế).

Khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế

Ngày 13/11, tại Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về quy hoạch, bảo tồn, quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân di dời, giải phóng mặt bằng khu vực Kinh thành Huế.
Nghệ nhân Giáo phường Ca trù Thái Hà trình diễn nhân dịp tổ chức Tọa đàm.

Tăng cường hỗ trợ để nghệ nhân bảo vệ di sản

Nghệ nhân dân gian là những người nắm giữ kiến thức, bí quyết thực hành các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, và là chủ thể của di sản văn hóa phi vật thể. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản thì cần tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân gìn giữ, truyền dạy và sáng tạo.
Đông đảo chuyên gia, nghệ nhân dân gian, nhà quản lý đã đến dự hội nghị.

Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh

Trong hai ngày 26 và 27/8, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội thảo - Hội nghị - Tập huấn "Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh", do Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Thu phí vào "vùng lõi" di sản Hội An: Cần hiểu đúng và đầy đủ

Thu phí vào "vùng lõi" di sản Hội An: Cần hiểu đúng và đầy đủ

Những ngày qua, câu chuyện thu phí khách du lịch vào tham quan Di sản Hội An bỗng trở nên… ồn ào. Nhiều người cho rằng, Hội An không phải là… bảo tàng để thu phí. Thế nhưng, suốt gần 30 năm qua, việc thu phí vào "vùng lõi" di sản vẫn được thực hiện với mô hình “lấy di tích nuôi di tích” được UNESCO đánh giá cao. Hơn lúc nào hết, đã đến lúc cần hiểu đúng và đầy đủ về cách làm không hề “cá biệt” so với thế giới từ nhiều năm qua.
Một góc hồ Ba Bể.

Bắc Kạn lấy ý kiến quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị hồ Ba Bể

Sáng 15/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo đồ án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể. Đây là bước rất quan trọng nhằm hoàn thiện dự thảo đồ án trước khi trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thực hành nghi lễ khai hạ của Mo Mường ở Hòa Bình. (Ảnh KHÁNH LINH)

Gìn giữ "bách khoa thư" của đồng bào Mường

Mo Mường là di sản chứa đựng giá trị của nhiều loại hình văn hóa dân gian: văn học, diễn xướng, âm nhạc, múa và sân khấu, tín ngưỡng, tri thức dân gian... Trong đó, lời mo chính là những áng văn có dung lượng khổng lồ, chứa đựng những giá trị nhân văn, văn hóa, lịch sử, nhân sinh quan, vũ trụ quan… của đồng bào dân tộc Mường. Tuy nhiên, Mo Mường đang đứng trước nhiều thách thức trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị.
Thành phố di sản Luang Prabang của Lào là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch. (Ảnh: Trịnh Dũng)

Lào tăng cường công tác quản lý và bảo tồn các di sản

Nhằm quản lý và bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử và thiên nhiên được bền vững và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong tương lai, Chính phủ Lào quy định mọi dự án có thể tác động tới di sản đều phải đánh giá tác động đối với di sản đó, đồng thời xây dựng báo cáo và kế hoạch về biện pháp quản lý, theo dõi và kiểm tra.