Học sinh Trường tiểu học Ban Mai tham quan bảo tàng (Ảnh: Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh)

Vang mãi bản hùng ca về con đường huyền thoại

Tại Km 15, Quốc lộ 6, phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông, Hà Nội), có một bảo tàng mang tên con đường huyền thoại: Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh. Nơi đây đang lưu giữ, trưng bày hàng chục nghìn hiện vật gắn liền với tuyến vận tải chi viện chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với những con người một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đưa di sản đến gần hơn với công chúng.

Ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa

Ngày 11/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa. Quy tắc nhằm xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử, ngăn ngừa hiệu quả các hành vi tiêu cực, làm biến dạng, sai lệch và có nguy cơ mai một, hủy hoại di sản trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Bảo tàng trưng bày khoảng 2.000 tác phẩm nghệ thuật kính màu các loại được sưu tầm từ nhiều quốc gia trên thế giới. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Bảo tàng Nghệ thuật kính màu - không gian sáng tạo và kết nối văn hóa độc đáo

Sự ra đời của Bảo tàng Nghệ thuật kính màu tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội đánh dấu cột mốc bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam dành riêng cho nghệ thuật kính màu ra đời, góp phần kết nối văn hóa-nghệ thuật với công chúng và thúc đẩy việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Bức tranh kính màu kinh điển "The School of Athens" là một trong những hiện vật đáng chú ý của bảo tàng.

[Ảnh] Không gian nghệ thuật kính màu độc nhất ở Việt Nam

Với không gian sáng tạo, độc đáo và bộ sưu tập kính màu đa dạng, đặc sắc, Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam tại Ba Vì, Hà Nội hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho những người yêu văn hóa-nghệ thuật và mong muốn được khám phá vẻ đẹp đa sắc của kính màu.
Không gian nghệ thuật đa sắc màu độc đáo tại bảo tàng nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam.

Khai trương bảo tàng nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam

Tối 15/3, Bảo tàng Nghệ thuật kính màu - bảo tàng đầu tiên tại Việt Nam chuyên về nghệ thuật kính màu đã chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, đánh dấu sự ra đời của một không gian nghệ thuật độc đáo với nhiều tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút đông đảo khách tham quan. (Ảnh NGUYỄN ĐĂNG)

Đổi mới toàn diện để nâng tầm bảo tàng Việt Nam

Nhờ chủ động sáng tạo trong hoạt động và không ngừng đổi mới diện mạo, thời gian qua nhiều bảo tàng trên cả nước đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với công chúng trong nước và quốc tế, trở thành điểm đến văn hóa, du lịch nổi bật. Các mô hình, sáng kiến mang lại hiệu quả cho thấy sự nghiên cứu kỹ lưỡng và quyết tâm đổi mới của mỗi bảo tàng, nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách tham quan dựa trên những ưu thế đặc trưng của từng đơn vị.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ nỗ lực phục vụ khách tham quan

Năm 2024 là năm tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, năm du lịch quốc gia - Điện Biên, chuỗi sự kiện cấp Trung ương, cấp tỉnh diễn ra xuyên suốt trong năm, có rất đông du khách tới tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Cán bộ, nhân viên bảo tàng không ngừng nỗ lực cố gắng phục vụ khách tham quan.
Tiến sĩ Nguyễn Chí Công (người bên phải) hướng dẫn khách tham quan bảo tàng.

Người “khai sinh” Bảo tàng Công nghệ thông tin

Nằm trong con ngõ nhỏ của phố Đông Tác, quận Đống Đa (Hà Nội), Bảo tàng Công nghệ thông tin hằng ngày tấp nập du khách vào ra. Người đến đây có thể là học sinh, sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin của một số trường đại học, cao đẳng, cũng có thể là những kỹ sư máy tính hay đơn giản là những người yêu thích công nghệ. Họ đến bảo tàng này để tìm hiểu về lịch sử ra đời ngành công nghệ thông tin của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Trong những ngày đầu mở cửa, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan.

Đến bảo tàng để "sống cùng lịch sử"

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mới đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 11. Với quy mô lớn, cách bố trí, trưng bày hiện đại, sinh động, mang lại nhiều cảm xúc, bảo tàng thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan.
Du khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Giữ bản sắc cho bảo tàng mỹ thuật

Công tác sưu tầm hiện vật là một hoạt động quan trọng trong phát triển bảo tàng. Đối với các bảo tàng mỹ thuật, hoạt động sưu tầm hiện vật còn góp phần tạo nên bản sắc riêng cho từng đơn vị. Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cơ quan chức năng có những giải pháp thiết thực, phù hợp với xu thế phát triển ngày nay.
Các đại biểu cắt băng mở cửa triển lãm.

Trưng bày chuyên đề “Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ và phong trào cách mạng ở Cần Thơ”

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và 95 năm thành lập Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ (10/11/1929-10/11/2024), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ khai mạc trưng bày chuyên đề “Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng Cờ Đỏ và phong trào cách mạng ở Cần Thơ” tại Bảo tàng thành phố.
Tổng Giám đốc Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam Tô Văn Động trao bảng tượng trưng 2 tỷ đồng hỗ trợ giải thưởng cho cuộc thi.

Phát động cuộc thi ý tưởng kiến trúc Bảo tàng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 12/6, tại Khu lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Vĩnh Long phối hợp Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức cuộc thi “Thi tuyển ý tưởng quy hoạch và phương án kiến trúc Bảo tàng nông nghiệp Vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. 
Chương trình trải nghiệm văn hóa "Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm-Đẹp-Vui" tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Gia tăng tương tác nghệ thuật để thu hút khách đến bảo tàng

Không chỉ thu hút công chúng bằng những trưng bày chuyên đề sâu sắc, sinh động về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn là đơn vị tiên phong "đánh thức" những câu chuyện gắn liền tài liệu, hiện vật thông qua ngôn ngữ nghệ thuật. Đây là hướng đi dài hơi được đơn vị xác định sẽ tập trung phát triển thời gian tới, nhằm đa dạng hóa trải nghiệm, đưa bảo tàng trở thành điểm đến thu hút du khách trên bản đồ du lịch Thủ đô.
Học sinh tham gia “Giờ học lịch sử” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ảnh: Thư Minh

Bảo tàng thu hút công chúng bằng hoạt động giáo dục, trải nghiệm

Với vai trò là thiết chế văn hóa quan trọng, cung cấp không gian trải nghiệm giáo dục toàn diện, các bảo tàng đã đổi mới phương thức hoạt động, đưa các sản phẩm văn hóa đến gần hơn với công chúng. Nhiều nội dung giáo dục, trải nghiệm gắn với trưng bày, tọa đàm, vừa thu hút khách tham quan, vừa khuyến khích tinh thần học tập, thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo và xây dựng tư duy độc lập.
Khách tham quan bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống lịch sử

Với công trình văn hóa có kiến trúc độc đáo, hệ thống trưng bày được nâng cấp, hiện đại hóa, cùng bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” - bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trở thành điểm đến hấp dẫn khó bỏ qua trong hành trình trở lại chiến trường xưa, khám phá xứ sở hoa ban. Càng gần đến Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các đoàn tham quan, lượng khách ghé thăm bảo tàng ngày càng tăng
Một góc trưng bày các dụng cụ, công cụ vùng quê đồng bằng Bắc Bộ xưa tại Bảo tàng Ðồng quê.

Độc đáo Bảo tàng Đồng quê

Theo dòng chảy của quá trình phát triển và đô thị hóa nông thôn, những hình ảnh thân thương, xưa cũ của nếp nhà làng quê Bắc Bộ đang dần mai một. Ðể gìn giữ cho muôn đời sau, Bảo tàng Ðồng quê, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Ðịnh) ra đời bằng tâm huyết của một cặp vợ chồng đã ở tuổi thất thập.
Trao Bằng xếp hạng di tích cấp Thành phố cho các đơn vị.

Thành phố Hồ Chí Minh có thêm 3 di tích cấp thành phố

Sáng 23/11, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Kỷ niệm 18 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời, Công bố quyết định và trao Bằng xếp hạng di tích cấp Thành phố; Công bố quyết định xếp hạng, xếp hạng lại hạng I đối với các bảo tàng.
Anh Trần Trọng Nghĩa giới thiệu về các nét đặc sắc tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định với khách tham quan.

Nơi lưu giữ ký ức về Biệt động Sài Gòn

Không chỉ trưng bày những hiện vật, tư liệu, hình ảnh do gia đình sưu tầm và các nhân chứng lịch sử trao tặng, tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định, anh Trần Trọng Nghĩa, cháu nội của Anh hùng Lực lượng vũ trang Trần Văn Lai còn tích hợp nhiều công nghệ hiện đại để khách tham quan có những trải nghiệm trọn vẹn, sống động nhất.
Học sinh tham quan triển lãm về chủ quyền biển đảo Việt Nam tại Nhà trưng bày Hoàng Sa, Đà Nẵng.

Tăng cường hoạt động giáo dục di sản cho học sinh

Việc xây dựng chương trình giáo dục tại các bảo tàng nhằm tạo điều kiện để học sinh, sinh viên tiếp cận gần hơn với các giá trị lịch sử-di sản đã góp phần thiết thực vào nâng cao chất lượng dạy-học. Hiện nay nhiều bảo tàng, nhà trưng bày tại Đà Nẵng đã tổ chức, duy trì được các chuỗi hoạt động giáo dục tiêu biểu, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.
Hơn 200 bức ảnh về 54 dân tộc của Việt Nam đã có mặt trên "bảo tàng số" Google Arts & Culture. (Ảnh chụp màn hình)

"Bảo tàng số" quảng bá sắc màu các dân tộc Việt Nam

Mới đây, không gian trưng bày trực tuyến "Di sản vô giá" về 54 dân tộc Việt Nam lần đầu được đưa lên nền tảng Văn hóa và Nghệ thuật của Google (Google Arts & Culture), phục vụ người xem khắp thế giới chiêm ngưỡng và tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam phong phú, rực rỡ. Tác giả triển lãm là nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle, người đã dành 16 năm say mê đi và ghi lại cuộc sống của con người khắp dải đất hình chữ S.