Công nhân Công ty Ðiện lực Sơn La kéo điện lên các bản bị ảnh hưởng mưa lũ của xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn. (Ảnh LUYỆN NGỌC TUẤN)

“Thông mạch” điện, đường sau mưa lũ

Những ngày qua, mưa lũ nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi phía bắc gây sạt lở đất, ngập úng khiến nhiều tuyến đường bị tê liệt, nhiều cột điện gãy đổ, mất điện trên diện rộng. Ðể khắc phục hậu quả, cán bộ, công nhân của ngành giao thông vận tải, ngành điện các tỉnh đã phát huy tinh thần “bốn tại chỗ”, làm việc không kể ngày đêm để bảo đảm kết nối giao thông, cấp điện trở lại cho các hộ dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra công điện 5515/CĐ-BNN-ĐĐ Về việc tập trung biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người và chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.

Tập trung biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người và chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 2/8/2024, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cục bộ có nơi trên 200mm, nguy cơ cao tiếp tục xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất. Để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tập trung chỉ đạo biện pháp cụ thể để giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và chủ động ứng phó mưa lũ, sạt lở đất.
Các chiến sĩ trẻ lực lượng vũ trang mang theo nhu yếu phẩm, thuốc men hành quân đến các địa điểm chịu ảnh hưởng của thiên tai tại Mường Pồn những ngày qua.

Góp sức trẻ nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai tại Mường Pồn

Trước những thiệt hại cả về người và tài sản do thiên tai gây ra tại xã Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tổ chức Đoàn Thanh niên cũng như tuổi trẻ địa phương đã nhanh chóng triển khai các nguồn lực, sức người để góp phần nhanh chóng ổn định đời sống người dân.
Thành phố Sơn La huy động cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ 35 hộ dân bản Phứa Cón, phường Chiềng An ra khỏi khu vực ngập úng.

Điện Biên, Sơn La khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ

Những ngày qua, tại các tỉnh miền núi phía bắc, nhất là ở hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 đã có mưa to đến rất to, làm lũ quét, lũ ống làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
Nước sông Bùi dâng cao gây ngập sâu tại huyện Quốc Oai.

Hà Nội: Nước sông dâng cao, đề phòng ngập lụt diện rộng

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, từ chiều 24/7 đến nay, thành phố Hà Nội mưa nhỏ, lượng mưa dưới 10mm. Tuy nhiên, mực nước sông, hồ thủy lợi vẫn ở mức rất cao. Mực nước các hồ Đồng Đò (huyện Sóc Sơn), Đồng Sương, Văn Sơn, Miễu (huyện Chương Mỹ), Quan Sơn (huyện Mỹ Đức)... đều vượt mức thiết kế.
Ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.

Nhiều khả năng Thủ đô Hà Nội sẽ xảy ra nắng nóng trong những ngày sắp tới

Thông tin với báo chí diễn biến mưa hậu hoàn lưu bão số 2, chiều 25/7 ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Dự báo, hậu hoàn lưu bão số 2 suy yếu trong giai đoạn từ nay đến ngày 27/7. Ở các tỉnh miền bắc thời tiết chuyển tốt trở lại, thậm chí có khả năng xảy ra nắng nóng ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ cũng như Thủ đô Hà Nội.
Lực lượng chức năng xã Phú Cát, huyện Quốc Oai khắc phục sự cố sạt lở đê bao.

Hà Nội: Huyện Quốc Oai tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Do ảnh hưởng của rìa bắc rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao, trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đã xảy ra mưa lớn, gây ngập úng nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp, hư hại nhiều tài sản, hoa màu. Huyện Quốc Oai đang nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống người dân.
Tỉnh Sơn La đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các lực lượng tham gia hỗ trợ, giúp người dân khu vực bị ngập úng.

Thêm 3 người chết do lũ quét, sạt lở ở Sơn La

Từ chiều 23/7 đến sáng 24/7, tại địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La đã xảy ra mưa lớn kéo dài. Mưa trong đêm, nước dâng cao, đã gây ngập úng lớn, sạt lở đất đá tại các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La, đã gây thiệt hại về người và về tài sản. Tỉnh Sơn La đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các lực lượng tham gia hỗ trợ, giúp đỡ người dân.
Cảnh sát giao thông giúp người dân thu dọn hậu quả do bão tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

Bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên những cung đường ảnh hưởng do cơn bão số 2

Sau khi đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh, bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây gió mạnh cấp 7 và mưa to ở nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía bắc. Mưa lớn đã làm cho nhiều tuyến đường bị ngập lụt, cây đổ, sạt lở… Trước tình hình trên, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông tập trung khắc phục thiệt hại sau bão và rà soát các điểm sạt lở, ngầm tràn để hướng dẫn, phân luồng bảo đảm an toàn giao thông.
Công nhân Công ty Thoát nước Hà Nội và phương tiện ứng trực tại các điểm thường xảy ra úng ngập.

Hà Nội chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn

Từ 4 giờ sáng 23/7, do ảnh hưởng của bão số 2, trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu có mưa rải rác. Tuy nhiên, theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ, do ảnh hưởng của áp thấp, từ chiều nay đến ngày 24/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội có mưa vừa, sau mưa to đến rất to.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão số 2 trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương, ban, ngành khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 2

Ngay trong sáng 23/7, các đồng chí lãnh đạo của tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão số 2, theo đó yêu cầu các địa phương và lực lượng chức năng nhanh chóng huy động thiết bị giúp người dân khắc phục hậu quả do bão số 2 gây ra, bảo đảm ổn định cuộc sống cho nhân dân trên địa bàn.
Bão số 2 quật đổ cây tại huyện đảo Cô Tô.

[Ảnh] Bão số 2 đổ bộ vào Quảng Ninh gây thiệt hại ban đầu

Rạng sáng 23/7/2024, bão số 2 đã áp sát bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9; tại Cửa Ông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Đầm Hà (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Ở khu vực ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Vân Đồn (Quảng Ninh) 108mm,... và gây thiệt hại ban đầu ở một số địa phương.