Cùng dự có đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng ban Dân vận Trung ương (chủ trì hội nghị); Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lê Hoài Trung, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương; cùng nhiều đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tỉnh ủy, thành ủy, các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cơ quan Trung ương.
Báo cáo của Ban Dân vận Trung ương nêu rõ, năm 2023, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự phối hợp, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân, công tác dân vận đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.
Nổi bật là Ban Dân vận Trung ương và Ban Dân vận các cấp đã tham mưu thực hiện có chất lượng, hiệu quả các đề án, sơ kết, tổng kết các văn bản của Đảng về công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, quy chế dân chủ ở cơ sở với 7 đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trong đó có đề án tham mưu giúp Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác tập hợp, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền.
Năm 2023, cả nước có 183.676 mô hình dân vận khéo được đăng ký, trong đó, đã công nhận 120.622 mô hình, gồm 75.340 mô hình tập thể, 45.282 mô hình cá nhân (24.015 mô hình tập thể, 29.728 mô hình cá nhân thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế; 37.978 mô hình tập thể, 27.647 mô hình cá nhân thuộc lĩnh vực văn hóa; 13.369 mô hình tập thể, 9.226 mô hình cá nhân thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; 13.271 mô hình tập thể, 13.229 mô hình cá nhân thuộc lĩnh vực xây dựng đảng và hệ thống chính trị).
Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước, của lực lượng vũ trang tiếp tục được đẩy mạnh, hướng mạnh về cơ sở, tăng cường đạo đức công vụ; tập trung xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, cơ chế để người dân và doanh nghiệp tập trung khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.
Có thêm nhiều hơn các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền ở các địa phương định kỳ tiếp dân, đối thoại với nhân dân để lắng nghe, kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề nhân dân quan tâm, nhất là những bức xúc, phức tạp nảy sinh từ cơ sở. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được cấp ủy các địa phương quan tâm chỉ đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội phối hợp phát động và thực hiện có hiệu quả.
Hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở; nêu cao vai trò giám sát, phản biện, phát huy vai trò, quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia, quyết định chính sách liên quan cuộc sống, những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước, tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Năm 2023, cả nước có 183.676 mô hình dân vận khéo được đăng ký, trong đó, đã công nhận 120.622 mô hình, gồm 75.340 mô hình tập thể, 45.282 mô hình cá nhân (24.015 mô hình tập thể, 29.728 mô hình cá nhân thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế; 37.978 mô hình tập thể, 27.647 mô hình cá nhân thuộc lĩnh vực văn hóa; 13.369 mô hình tập thể, 9.226 mô hình cá nhân thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; 13.271 mô hình tập thể, 13.229 mô hình cá nhân thuộc lĩnh vực xây dựng đảng và hệ thống chính trị).
Quang cảnh hội nghị. |
Hội nghị đã tập trung đánh giá thực tiễn công tác của địa phương, đơn vị, làm rõ những kết quả đạt được, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác dân vận năm 2024.
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Trương Thị Mai đánh giá cao những kết quả công việc của cả hệ thống chính trị mà trực tiếp là ngành Dân vận của Đảng đạt được trong năm 2023.
Về nhiệm vụ công tác dân vận năm 2024, đồng chí nhấn mạnh: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang.
Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu tại hội nghị. |
Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, quan điểm của Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” đến nay vẫn còn sâu sắc. Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân; kết hợp hài hòa các lợi ích, quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân, chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân. Huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân. Những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh.
Đồng chí Trương Thị Mai nêu rõ, phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng luôn phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận, gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo.
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài phát biểu tại hội nghị. |
Thay mặt Ban Dân vận Trung ương và hội nghị, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài bày tỏ: Những ý kiến của đồng chí Trương Thị Mai là sự chỉ đạo sâu sắc, phải khẩn trương cụ thể hóa ngay trong chương trình, kế hoạch công tác năm 2024 của Ban Dân vận Trung ương và Ban Dân vận cấp ủy các cấp. Trong đó, trọng tâm là tham mưu các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo kế hoạch; tăng cường nắm tình hình nhân dân, dân tộc, tôn giáo để kịp thời tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo giải quyết những vấn đề phức tạp, phát sinh từ cơ sở. Tiếp tục tham mưu đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội; tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước. Cùng với đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về công tác dân vận.