Ngày 4/10, thông tin từ Công an huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ba Tri vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 viên chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Ba Tri về hành vi: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”.
Cây chè bén duyên với mảnh đất Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã cả trăm năm nay. Từ cây xóa đói giảm nghèo, cây chè trở thành cây trồng chủ lực, cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, việc kết hợp phát triển du lịch nông nghiệp được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao giá trị cho cây chè Ba Trại.
Những ngày qua, Đoàn Thanh niên Công an huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội) phối hợp cùng tăng ni, phật tử chùa Đông Các (huyện Ba Vì, Hà Nội) và các nhà hảo tâm đã chung tay làm những chiếc bánh nướng, bánh dẻo, lồng đèn... nhằm góp phần động viên, chia sẻ với thiếu nhi chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Huyện đoàn Ba Vì tổ chức Giải leo núi Ba Vì mở rộng năm 2024 trong hai ngày 19 và 20/3 tới đây.
Với lợi thế vùng ngoại thành rộng lớn và một số quận, huyện có địa hình đồi núi hùng vĩ, Hà Nội đang đẩy mạnh các giải pháp phát triển du lịch sinh thái.
Ba Vì nổi tiếng là vùng chăn nuôi bò sữa lâu đời, mảnh đất đã đi vào thơ ca và gắn với hình ảnh người anh hùng lao động Hồ Giáo. Trên mảnh đất giàu truyền thống và linh thiêng của núi Tản, sông Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, hơn 10 năm qua, công ty Cổ phần sữa Ba Vì đã hình thành và phát triển không ngừng.
Là con vật dễ nuôi, không quá khó để chăm sóc, lại có sức đề kháng tốt, trên hết là giá trị kinh tế cao nên mô hình nuôi đà điểu tại Ba Vì đang được nhiều hộ dân phát triển, mang lại sự khởi sắc về kinh tế cho địa phương.
Ngày 30/9, huyện Ba Vì tổ chức Lễ công bố, đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, Huân chương Lao động hạng Ba và kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (26/7/1968-26/7/2023).
Nhờ sự đầu tư tập trung, hiệu quả, bảy xã miền núi của huyện Ba Vì đã đạt nhiều kết quả quan trọng về kinh tế-xã hội, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Những địa bàn này đã không còn là “lực cản”, mà đã trở thành “lực đẩy” quan trọng để huyện bứt phá hơn trong giai đoạn tới.
Thời gian qua, huyện Ba Vì (Hà Nội) tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã triển khai xây dựng xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện nay, huyện đã hoàn thiện các hồ sơ liên quan, chờ Trung ương thẩm định, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Ba Vì vốn là huyện miền núi nên việc có nhiều cây xanh là lẽ tự nhiên. Nhưng xanh đi kèm với sạch, đẹp thì chỉ có từ khi Ba Vì triển khai phong trào “Xây dựng và giữ gìn thôn, ngõ, xóm sáng-xanh-sạch-đẹp, an toàn”. Từ việc triển khai phong trào, đường làng ngõ xóm được cải tạo quy củ, ý thức người dân được nâng cao.
Dãy núi Ba Vì có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 70 km. Do đó, các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nét đặc sắc của văn hóa các dân tộc Mường, Dao được huyện Ba Vì đẩy mạnh khai thác trong thời gian tới.
Thời gian qua, công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Ba Vì, Hà Nội ghi nhận những dấu ấn khả quan. Huyện có 21 xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.
Ngày 9-9, tại Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Tập đoàn khách sạn quốc tế Melia (Melia Hotels International) phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học “Phát huy giá trị phế tích của Vườn quốc gia Ba Vì”.