

Đảng Cộng sản Việt Nam")},3000);
Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#APEC: Thúc đẩy hội nhập và phát triển
Có 34 kết quả
Sau hơn hai năm ứng phó những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi và dần sôi động trở lại. Dưới sự dẫn dắt của Thái Lan trong năm 2022, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đang nỗ lực hợp tác nhằm tận dụng hiệu quả những cơ hội, cũng như ứng phó những thách thức mới đặt ra, đưa các nền kinh tế thành viên hướng tới tăng trưởng bao trùm và bền vững.
Ngày 20/5, tại Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách thương mại của APEC (MRT), đại diện các thành viên APEC cam kết thúc đẩy mô hình kinh tế sinh học-tuần hoàn-xanh (BCG), nhằm giúp phục hồi các nền kinh tế, vốn đã bị tàn phá nặng nề sau hai năm đại dịch Covid-19.
Sáng 21/5, Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) thuộc Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) chính thức khai mạc tại Bangkok dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit.
Trong hai ngày 21 và 22/5, Hội nghị các bộ trưởng phụ trách thương mại trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22 sẽ được tổ chức tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Hội thảo chuyên đề trực tuyến APEC về “Nâng cao nhận thức quản lý khủng hoảng du lịch-Chia sẻ kinh nghiệm và kế hoạch truyền thông” đã diễn ra ngày 17/2 tại Nhật Bản nhằm mục đích hỗ trợ chính quyền các địa phương, cơ quan quản lý điểm đến (DMOs) và các doanh nghiệp lữ hành hiểu biết sâu hơn về việc quản lý khủng hoảng du lịch.
Trong vai trò chủ nhà Năm APEC 2022, Thái Lan cho biết sẽ thúc đẩy khôi phục thương mại, kết nối và phát triển bền vững.
Tiếp nối những thành công của New Zealand, Thái Lan bắt đầu đảm nhiệm vai trò chủ nhà Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) trong năm 2022.
Tối 12/11, Thái Lan chính thức tiếp nhận cương vị Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ New Zealand và Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã công bố chủ đề của Năm APEC 2022 là “Rộng mở - Kết nối - Cân bằng” trong một buổi lễ diễn ra dưới hình thức trực tuyến.
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern, tối 12/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 28 theo hình thức trực tuyến.
Tối 11/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Đối thoại hằng năm giữa các nhà lãnh đạo APEC và Hội đồng kinh doanh APEC (ABAC) được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Hội nghị cấp cao doanh nghiệp APEC 2021 được tổ chức trong 2 ngày 11 và 12/11, tại thành phố Aukland, New Zealand theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Tham dự sự kiện có khoảng 4.500 đại biểu là lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Kể từ khi thành lập năm 1989 đến nay, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hợp tác ở khu vực. Việt Nam luôn là thành viên chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp thiết thực trong quá trình hợp tác, phát triển của APEC.
Tăng trưởng về khối lượng và giá trị thương mại tăng tốc ở mức hai con số trong nửa đầu năm nay nhờ tác động tổng hợp của điểm so sánh thấp sau suy thoái kinh tế 1 năm trước và đà phục hồi kinh tế.
Thúc đẩy phục hồi kinh tế, tái cơ cấu hướng tới phát triển xanh, bền vững, bao trùm và dựa trên nền tảng số sẽ là “sứ mệnh” của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trong thời kỳ “hậu Covid-2019”.
Giới chức cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã thảo luận biện pháp thúc đẩy các chính sách thương mại táo bạo và thiết thực, tìm giải pháp nhằm bảo đảm sự phục hồi của các nền kinh tế thành viên.