Quốc lộ 51 là tuyến giao thông huyết mạch ở vùng Đông Nam Bộ, kết nối hàng chục khu công nghiệp lớn của đất nước thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vùng Tàu, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều đoạn đường qua địa phận Đồng Nai xuống cấp, hư hỏng trầm trọng, cần cấp bách được Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam sửa chữa để bảo đảm an toàn giao thông.
Đến nay, người dân sinh sống tại chung cư cũ, nhà nguy hiểm ở Hà Nội phải di dời đến nơi tránh trú để bảo đảm an toàn trước bão số 3 đã trở lại nơi ở cũ. Tuy nhiên, một số nhà chung cư cũ thuộc diện cải tạo, xây dựng lại, đã có hiện tượng nứt, lún nghiêng, không còn bảo đảm an toàn để tiếp tục sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
Hằng năm, thành phố Hà Nội phải chi hàng tỷ đồng để thảm lại mặt đường cho êm thuận. Trong khi đó, nhiều tuyến đường rất đẹp lại đang bị đào lên để phục vụ một số dự án hạ ngầm, nhưng sau đó hoàn trả đường rất ẩu, khiến đường bị xuống cấp nhanh, vừa gây lãng phí lớn, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông.
Sau hàng chục năm đưa vào sử dụng, không ít cầu treo trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Mới đây là sự cố sập cầu treo Kẻ Nính ở huyện miền núi Quỳ Châu. Sự cố này may mắn không gây thiệt hại về người, nhưng là tiếng chuông cảnh báo về thực trạng chất lượng của một số cầu treo hiện nay.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng với lịch sử hơn 100 năm tuổi, trải qua chiến tranh và biến cố lịch sử, mặc dù được duy tu, bảo dưỡng và mới được đầu tư nâng cấp vào năm 2015, nhưng hiện nay, tại khu vực lõi của bảo tàng, nơi trưng bày các báu vật quốc gia và hàng trăm hiện vật giá trị bắt đầu xuống cấp.
Ngày 26/7, Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai cho biết, trước tình trạng nhiều đoạn trên tuyến quốc lộ 51 xuống cấp, xuất hiện nhiều “ổ gà”, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, đơn vị đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đôn đốc các đơn vị liên quan sớm triển khai khắc phục, bảo đảm an toàn giao thông.
Tuyến đường DH07.15 dài 15km đi qua địa bàn xã Ea Sar và Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk nối Quốc lộ 26 với Quốc lộ 29B những năm gần đây bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.
Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục, tu bổ, tôn tạo các di tích. Tuy nhiên, nhiều trường học chưa đáp ứng được những tiêu chí của trường chuẩn quốc gia do thiếu kinh phí đầu tư trang, thiết bị dạy và học. Bên cạnh đó, các di tích bị xuống cấp do các địa phương thiếu kinh phí tu bổ. Để tháo gỡ những khó khăn trên, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND bổ sung nguồn vốn đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích, tạo điều kiện cho các địa phương phát triển công nghiệp văn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô trong tương lai.
Tình trạng xuống cấp trầm trọng tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác khám, chữa bệnh tại đây. Đặc biệt vào mùa mưa thấp ẩm, tình trạng vôi vữa bong tróc xuất hiện khắp các hành lang, lối đi và nhiều phòng làm việc trong bệnh viện.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện có hơn 200 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp, trong đó 103 công trình bị hư hỏng nặng cần có phương án khắc phục, sửa chữa ngay. Tuy vậy, việc huy động nguồn lực để xây dựng, sửa chữa các công trình thủy lợi này đang là vấn đề nan giải của hai địa phương.
Sau 20 năm gồng mình chống chọi với triều cường và các cơn bão cường độ mạnh, kè biển Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Nếu không những giải pháp nâng cấp, sữa chữa kịp thời, những giải pháp ứng phó kiểu “giật gấu vá vai” của người dân địa phương sẽ không cứu nổi kè biển Cẩm Nhượng, kéo theo đó cuộc sống của hơn 10 nghìn hộ dân nơi luôn được đặt trong tình trạng báo động trước mỗi mùa mưa bão.
Theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tất cả các cụm công nghiệp phải có trạm xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, tại Hà Nội, nhiều dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp đang bị chậm, thậm chí chưa được triển khai.
Di tích lịch sử quốc gia đình Đại Phúc, thôn Đại Đức, thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) đang trong tình trạng bị xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ trở thành phế tích nếu không kịp thời tu bổ.
Đình Phương Viên thuộc địa giới thôn Phương Viên, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia về kiến trúc nghệ thuật năm 2015. Trải qua thời gian, đình đã xuống cấp, ảnh hưởng tới sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong vùng và mất dần đi giá trị quý báu vốn có.