Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, trong phiên giao dịch ngày hôm qua, giá hai mặt hàng dầu thô chịu sức ép sau báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Tại cuộc hội đàm, phái đoàn ngoại giao châu Phi kêu gọi Nga và Ukraine cùng ngồi vào bàn đàm phán để sớm chấm dứt xung đột và châu Phi muốn trở thành nhà môi giới trong tiến trình tìm kiếm hòa bình.
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 13/6 đã công bố gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá 325 triệu USD dành cho Ukraine, trong đó có tên lửa cho hệ thống phòng không, đạn dược và phương tiện quân sự.
Ngày 10/6, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đến thủ đô Kiev, thăm Ukraine với thông báo về gói viện trợ quân sự trị giá 500 triệu CAD (tương đương 375 triệu USD) cho quốc gia châu Âu này.
Ngày 6/3, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto tuyên bố, các giải pháp mà Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực tìm kiếm nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine không phát huy hiệu quả và cuộc xung đột này chỉ có thể chấm dứt thông qua một lệnh ngừng bắn.
Ngày 27/2, Điện Kremlin đã chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) sau khi Brussels thông qua gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga do liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh thêm một lần nữa áp đảo trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới, kéo chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên mức 2.447 điểm, nối dài đà tăng sang ngày thứ 2 liên tiếp.
Ngày 28/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đề xuất các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại so với dự báo do ảnh hưởng từ xung đột tại Ukraine, trong khi cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát có nguy cơ dẫn đến suy thoái ở các nền kinh tế lớn.
Ngày 25/9, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho rằng, các biện pháp trừng phạt Nga đang gây thiệt hại cho chính châu Âu và là "thất bại hoàn toàn", đồng thời nhấn mạnh Hungary không chấp nhận bất kỳ biện pháp trừng phạt nào gây nguy hiểm cho nguồn cung năng lượng của mình.
Ngày 2/9, Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẽ lên kế hoạch áp giá trần đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.
Uniper, nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất Đức, vừa báo cáo khoản lỗ lên tới 12,3 tỷ euro (12,5 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2022, do ảnh hưởng từ việc cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga, đẩy một trong những công ty năng lượng lớn nhất châu Âu đến bờ vực phá sản.
Tại cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, người tiến hành chuyến thăm chính thức Iran, lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei đã kêu gọi Nga tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu dài với quốc gia Trung Đông này. Sự hợp tác giữa hai bên đem lại rất nhiều lợi ích cho cả hai phía, nhất là trong bối cảnh hai cường quốc dầu khí cùng đang hứng chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ukraine thông báo nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc tại các cảng Odessa, Chernomorsk và Pivdennyi ở Biển Đen theo thỏa thuận mới đạt được với Nga. Hình ảnh những con tàu chất đầy lúa mì, ngô... sẵn sàng ra khơi đem đến hy vọng góp phần hạ nhiệt cuộc khủng hoảng lương thực nóng lên thời gian qua.
Trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga đang gặp khó khăn, nhất là việc phải chuẩn bị lượng khí đốt dự trữ cho mùa đông tới, nhiều nước châu Âu đã có những chiến lược riêng để ứng phó với những khó khăn liên quan tới nguồn cung năng lượng.
Việc kết nạp thành viên mới cần phải nhận được sự tán thành của tất cả 30 nước thành viên hiện nay của liên minh quân sự NATO, thông qua quá trình đàm phán với rất nhiều thủ tục.
Theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB), các hạn chế xuất khẩu có nguy cơ làm trầm trọng hơn đà tăng giá lương thực toàn cầu, gây hiệu ứng domino: cuộc khủng hoảng sẽ tồi tệ hơn khi các nước khác có bước đi tương tự.
Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) cảnh báo, hoạt động sản xuất ma túy tổng hợp bất hợp pháp tại Ukraine có nguy cơ gia tăng nếu cuộc xung đột ở nước này tiếp diễn.
Một đại diện của OPEC và một nguồn thạo tin cho biết, tổ chức này dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới ở mức tối đa là 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, tức là tăng khoảng 2%.
Ngày 27/5, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ sẵn sàng cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua các cảng biển, đồng thời tiến hành đàm phán với Kiev về vấn đề trao đổi tù binh.
Ngày 4/5, đồng ruble của Nga đã tăng lên mức giá cao nhất trong 2 năm qua so với đồng USD và euro, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đề xuất gói trừng phạt bổ sung chống Nga liên quan đến xung đột tại Ukraine.
Ngày 10/4, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo, trong đó đánh giá tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine đối với nền kinh tế nước này cũng như Nga và khu vực châu Âu, đồng thời cảnh báo triển vọng kinh tế u ám hơn nếu cuộc xung đột vẫn tiếp diễn.
Ngày 28/3, Điện Kremlin cho biết, các cuộc đối thoại giữa Nga và Ukraine cho đến nay vẫn chưa đạt được đột phá nào về xung đột tại Ukraine, và các phái đoàn đang chuẩn bị cho vòng đàm phán mới tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến giá dầu tăng vọt gần mức kỷ lục, trong khi các mặt hàng khác bao gồm nhôm, than đá, đồng, khí đốt tự nhiên, niken, thiếc, lúa mì và kẽm cũng đã đạt mốc cao lịch sử.
Trong cuộc điện đàm ngày 6/3 với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định, Ankara sẵn sàng tạo điều kiện cho 1 giải pháp hòa bình trong xung đột tại Ukaine hiện nay.