Theo PGS, TS Đào Thanh Trường, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Viện trưởng IPAM, dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Viện cũng đánh dấu chặng đường 32 năm phát triển từ mô hình chương trình nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu rồi viện nghiên cứu.
Năm 1991, PGS, TS Vũ Cao Đàm cùng các cộng sự đã thành lập "Chương trình nghiên cứu xã hội học về chính sách và khoa học-công nghệ" và sau 10 năm hoạt động đã đổi tên thành “Chương trình nghiên cứu Xã hội học về môi trường và phát triển”.
Đứng trước yêu cầu mở rộng các dự án hợp tác, xây dựng mạng lưới nghiên cứu chính sách tại Việt Nam, năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách (CEPSTA) đã được thành lập trực thuộc trường trên cơ sở những kết quả hoạt động của chương trình. Đến tháng 4/2013, căn cứ tiềm lực phát triển của CEPSTA và nhu cầu thực tiễn, Viện Chính sách và Quản lý (IPAM) đã chính thức ra đời.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý ở cấp chiến dịch-chiến lược
Thời gian qua, RLS đã thường xuyên phối hợp với viện trong triển khai 3 hạng mục quan trọng: Nghiên cứu chính sách và nâng cao năng lực cho các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức chính trị-xã hội; đổi mới chính sách giáo dục; lựa chọn lý luận cánh tả trong thế giới biến đổi và hỗ trợ tổ chức một số hội thảo quốc tế.
Trong giai đoạn 2018-2023, bên cạnh các dự án nghiên cứu chính sách với việc áp dụng các kinh nghiệm của chuyên gia Đức, IPAM và RLS bắt đầu hạng mục dự án về chuyển đổi sinh thái-xã hội.
Sự hỗ trợ RLS đã giúp IPAM thực hiện nhiều dự án mang tính thương hiệu về nghiên cứu, đào tạo về chính sách với các nhà hoạch định chính sách trên khắp cả nước qua hơn 50 khóa tập huấn kỹ năng phân tích và hoạch định chính sách, kỹ năng thẩm định cũng như đánh giá chính sách dành cho các Ủy viên Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 4 Văn phòng Trung ương (Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ) và cả các nhà nghiên cứu chính sách chuyên nghiệp khác.
Dịp này, IPAM đã tổ chức tọa đàm quốc tế “Biến đổi xã hội và những vấn đề quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới tại Việt Nam”. Tại đây, các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước đã tập trung phân tích mối liên hệ giữa biến đổi xã hội với sự phát triển của khoa học, công nghệ và đổi mới; những vấn đề quản lý về khoa học, công nghệ và đổi mới tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với khu vực và thế giới hiện nay.