Vượt đèn đỏ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

Vượt đèn đỏ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

Hệ thống đèn tín hiệu giao thông ra đời đóng vai trò điều tiết giao thông ở những nơi có mật độ phương tiện lưu thông lớn. Đây là một thiết bị quan trọng vừa bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và phương tiện khi di chuyển, vừa giảm ùn tắc vào giờ cao điểm. Việc chấp hành tín hiệu giao thông không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với xã hội mà còn thể hiện nét văn hóa ứng xử của mỗi người. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn tồn tại bộ phận không nhỏ người dân thiếu ý thức, ngang nhiên vượt đèn đỏ bất chấp tai nạn đang rình rập.
(Ảnh minh họa: Reuters)

Thói trịch thượng và a dua trên mạng xã hội

Lên mạng xã hội thời gian gần đây, không khó để thấy những dòng trạng thái kèm theo hình ảnh bị chủ “tút” (facebooker) đưa lên chê bai, mỉa mai, lên án một hay nhiều cá nhân. Nạn nhân có thể là ca sĩ, diễn viên, người mẫu, người đẹp, cầu thủ bóng đá…, đã vô tình để xảy ra tình huống hớ hênh trên sân khấu, lúc thi đấu hay trong sinh hoạt; những sơ suất trong lời nói hay hành động của một nhân vật quan trọng hoặc người của công chúng. Thậm chí, có những người thường xuyên thể hiện sự trịch thượng, “chỉ bảo” cơ quan này, tổ chức kia phải làm thế này, thế khác bằng thái độ hết sức chủ quan, lố bịch.
Rước kiệu trong Lễ hội kết chạ hai làng Kiều Mai - Phú Mỹ.

Kết chạ - giữ một nếp xưa

Hà Nội là đô thị hàng đầu cả nước, nhưng một phần quan trọng của đô thị Hà Nội vốn từ làng lên phố. Chưa kể, vùng ngoại thành của Thủ đô cũng rất lớn, với hàng nghìn làng quê. Nhiều làng quê có tục kết chạ. Làng nọ với làng kia kết nghĩa với nhau, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Hôm nay, dù có nơi đã “lên phố”, người dân vẫn lưu giữ những nét đẹp có từ xa xưa.
Toàn cảnh Tọa đàm.

Ngăn chặn sự lệch chuẩn về văn hóa ứng xử trong không gian mạng

Phát ngôn gây sốc, đăng tải những thông tin sai sự thật, lăng mạ, hạ nhục người khác, lan tỏa những thông tin vô bổ, tiêu cực… là hàng loạt những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đang có chiều hướng gia tăng trên không gian mạng thời gian qua. Đáng nói, “chủ nhân” của những hành vi lệch chuẩn ấy là một bộ phận không nhỏ nghệ sĩ và giới trẻ. Điều này gây nên nhiều hệ lụy và những tác động tiêu cực trong xã hội.
Ứng xử văn minh nơi công cộng

Ứng xử văn minh nơi công cộng

Mới đây, báo chí, mạng xã hội đồng loạt phản ánh việc một nhóm người ăn mặc và tạo dáng phản cảm để chụp ảnh quảng cáo trong khoang tàu điện Cát Linh-Hà Ðông (Hà Nội). Nhiều người dân bày tỏ sự bất bình, cơ quan chức năng đã vào cuộc. Tuy nhiên, sự việc tiếp tục đặt ra vấn đề văn hóa ứng xử nơi công cộng, trong bối cảnh nhiều phương tiện giao thông công cộng của đô thị văn minh đã và sẽ được đưa vào hoạt động.

Chuyển đổi số trong báo chí và những vấn đề về đạo đức nghề

Chuyển đổi số trong báo chí và những vấn đề về đạo đức nghề

Hiện nay, hầu hết lãnh đạo các cơ quan báo chí đều xác định chuyển đổi số chính là con đường mà báo chí cần phải bước đi, thậm chí là đi nhanh và quyết liệt để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, khi báo chí ngày càng tiến nhanh vào kỷ nguyên số cũng đặt ra nhiều vấn đề về đạo đức nghề nghiệp. Để giảm thiểu những vi phạm, các chuyên gia cho rằng các cơ quan báo chí và nhà báo cần đề cao tính tự quản, tự kiểm soát trên môi trường số.

Tuyên truyền Quy tắc ứng xử cho các em học sinh ở Cầu Giấy.

Tuyên truyền văn hóa ứng xử cho học sinh

Bên cạnh việc giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” trong nhà trường để xây dựng văn hóa ứng xử, ngành giáo dục quận Cầu Giấy còn tích cực tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng cho các em học sinh. Những hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa ứng xử cho các em ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.