Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, tiếng Anh được coi là "chìa khóa" mở ra nhiều cơ hội phát triển cho thế hệ trẻ. Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia, giúp học sinh tiếp cận tri thức, nâng cao kỹ năng giao tiếp và chuẩn bị hành trang cho tương lai. Để thực hiện, cần một lộ trình phù hợp với sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Áp lực từ kỳ vọng của gia đình, thành tích học tập, sự so sánh trong môi trường học đường... không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Theo các chuyên gia giáo dục, việc cân bằng giữa học tập, vui chơi là cần thiết, giúp học sinh đạt được kết quả tốt trong học tập và trang bị tâm thế sẵn sàng đối mặt những thử thách trong cuộc sống.
Đối với những vị trí việc làm không bố trí được người làm việc mà phải phân công giáo viên kiêm nhiệm thì nhà trường được sử dụng tiết dạy để làm công việc đó. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác tại các trường học đã được quy định cụ thể, áp dụng thực hiện từ ngày 22/4/2025.
Hơn 2.500 trường học tại miền đông Cộng hòa dân chủ (CHDC) Congo đã bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang đang diễn ra, gây tác động nghiêm trọng đến hệ thống giáo dục và cuộc sống của hàng triệu học sinh.
Khoản viện trợ không hoàn lại từ phía Nhật Bản sẽ tập trung cho 2 dự án rà phá bom mìn tại Quảng Bình và dự án xây dựng phòng học ở Nghệ An, góp phần mang đến tác động tích cực cho cuộc sống của người dân địa phương.
Ngày 14/2, Lễ bàn giao khu bán trú, khu bếp và nhà ăn thuộc “Dự án xây dựng khu bán trú cho Trường Tiểu học-Trung học cơ sở Đá Đỏ” đã diễn ra tại xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Công trình được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở Kusanone của Chính phủ Nhật Bản.
Truyền thông Mỹ ngày 23/1 đưa tin, một vụ xả súng xảy ra tại Trường Trung học Antioch gần Nashville, bang Tennessee hôm 22/1 (giờ địa phương) đã khiến 2 học sinh thiệt mạng, gây chấn động trong cộng đồng, làm dấy lên nhiều lời kêu gọi cần tìm giải pháp ngăn chặn bạo lực và sửa đổi quy định quản lý súng đạn.
Ngày 13/1, tại xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, Tập đoàn FPT tổ chức lễ khánh thành công trình Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông FPT tại Hậu Giang.
Sáng 9/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bến Tre thông tin, thành phố Bến Tre vừa ghi nhận ổ bệnh thủy đậu tại một trường trung học cơ sở. Ngành y tế địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp để khống chế và phòng, chống bệnh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Ban Văn hóa-Xã hội, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã tiến hành khảo sát việc triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội). Tại buổi khảo sát, quận Thanh Xuân đã đề xuất giải pháp để khắc phục tình trạng hạn hẹp quỹ đất dành cho giáo dục trên địa bàn quận.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời giúp cải thiện khả năng tiếp cận kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy và tăng cường tương tác giữa giáo viên với học sinh. Việc triển khai Học bạ điện tử ở cấp tiểu học đang là một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống giáo dục của Ninh Bình.
Khu nhà nội trú cho học sinh cùng các hạng mục phụ trợ của Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Minh Ngọc, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang chính thức khánh thành. Với tổng mức đầu tư hơn 6,6 tỷ đồng, công trình nhằm hỗ trợ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Việc quản lý sử dụng điện thoại di động của học sinh trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được triển khai rộng khắp và đem lại những tín hiệu khả quan.
Các trường học và nhiều cơ sở kinh doanh ở Hồng Kông sáng nay phải đóng cửa sau khi chính quyền đêm qua cảnh báo cơn bão Toraji mạnh thứ 3, đi cách phía nam khoảng 150km.
Các học sinh được nghe chuyên gia giới thiệu, trao đổi các kiến thức cơ bản về ma túy, tác hại, cách nhận diện một số loại ma tuý thế hệ mới và thủ đoạn của tội phạm ma túy. Đây là nội dung thiết thực của chương trình ngoại khóa tuyên truyền được trường học ở Hà Nội thực hiện trong buổi sinh hoạt đầu tuần, nhằm trang bị kỹ năng phòng, chống ma tuý cho học sinh.
Ngày 21/10, trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, cô giáo Cao Thị Hồng Thúy, Hiệu trưởng trường tiểu học Minh Cầm, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cho biết, nhà trường đã cùng với phụ huynh của 8 em học sinh thuộc phân hiệu Đồng Hưng, thôn Hưng Quốc đưa đầy đủ các em đến trường trung tâm để tham gia học tập.
Gắn bó với ngành sư phạm hơn 40 năm, nhà giáo Lưu Thị Lập, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Hoàng Cầu, quận Đống Đa (Hà Nội) đã tạo một nền tảng giáo dục đáng được ghi nhận khi xây dựng thành công mô hình Trường học hạnh phúc.
Cho rằng việc hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại trong lớp học, giờ học sẽ góp phần tạo nên một môi trường, không gian học tập nghiêm túc hơn, từ đó giúp học sinh học tập hiệu quả hơn, nhiều phụ huynh và cả các học sinh bày tỏ sự ủng hộ đối với quy định không được sử dụng điện thoại di động, hay các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp.
Năm học 2024-2025 đã diễn ra gần 2 tháng nhưng đến nay các trường học ở Bắc Kạn vẫn chưa thể tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị nấu ăn cho học sinh. Điều này đang gây ra nhiều bất cập, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học của các trường.
Các vụ ngộ độc thực phẩm liên quan thức ăn đường phố, nhất là ở khu vực các cổng trường học xảy ra gần đây khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Thực trạng này đòi hỏi sự tăng cường quản lý của các ngành chức năng về công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) trong và chung quanh trường học, bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh.
Ngày 11/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Tập đoàn giáo dục EMG Education tổ chức Hội thảo “Một số giải pháp đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học ở Việt Nam”.
Theo quy định, học sinh tại các trường học ở Hà Nội không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
An toàn giao thông trong và ngoài trường học đối với học sinh luôn là vấn đề được cơ quan chức năng và toàn xã hội quan tâm. Năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 1669/BGDĐT-GDCTHSSV về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các cơ sở giáo dục. Đầu mỗi năm học, một số nhà trường đã tổ chức ký cam kết giữa cha mẹ học sinh, học sinh và nhà trường về chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
Chiều 26/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm "Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?" nhằm ghi nhận ý kiến cũng như đề xuất của các cơ quan chức năng, chuyên gia và nhà quản lý giáo dục về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Ngày 23/9, dưới sự chứng kiến của đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tuyên Quang, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico) phối hợp Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Tuyên Quang đã đến trao quà và tiền hỗ trợ một số trường học trên địa bàn huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang bị thiệt hại do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra.
Vụ cháy trong đêm không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi nhiều thiết bị tại một ngôi trường địa bàn miền biển thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra đã để lại thiệt hại nặng nề cho ngành giáo dục tại nhiều địa phương với hàng chục học sinh, giáo viên bị tử vong, mất tích; nhiều công trình, phòng học bị tốc mái, sập, đổ, các thiết bị dạy học, đồ dùng học tập của học sinh bị nước cuốn trôi, ướt hỏng. Đến nay, nhiều trường, điểm trường chưa thể dạy học trở lại.