Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, những cuộc tấn công này, khi nhằm vào các bệnh viện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người.
Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới cho biết, tại phiên họp thứ 75 của Ủy ban khu vực Tây Thái Bình Dương của tổ chức này khai mạc ngày 21/10 tại Manila (Philippines), PGS, TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Y tế đã nhận giấy chứng nhận và bảng vinh danh Việt Nam loại trừ thành công bệnh mắt hột.
Ngày 10/10, Cục trẻ em phối hợp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn Nâng cao nghiệp vụ báo chí và truyền thông về phòng chống đuối nước trẻ em tại tỉnh Bình Dương.
Ngày 20/9, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi thông báo, tổng số ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ (mpox) trên toàn châu lục đã tăng lên 29.152 ca kể từ đầu năm 2024, trong đó có 6.105 ca được xác nhận và 738 trường hợp tử vong.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, nhà nghiên cứu hàng đầu Thái Lan về virus khuyến nghị rằng vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ (mpox) chỉ cần thiết cho các nhóm có nguy cơ chứ không phải cho người dân nói chung vì bệnh này ít lây lan hơn so với Covid-19.
Ngày 7/8, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này đã quyết định triệu tập cuộc họp khẩn của các đại diện quốc tế để thảo luận việc lây lan dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Ngày 14/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo cuộc khủng hoảng y tế đang gia tăng tại Bờ Tây trong bối cảnh vòng xoáy bạo lực, các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở y tế cùng với nhiều hạn chế đang cản trở người dân nơi đây tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tổng cộng 101 trong tổng số 177 nước có quyền biểu quyết đã ủng hộ dự thảo nghị quyết về việc trao thêm quyền cho Palestine trong Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong khi 5 nước phản đối.
Ngành công nghiệp thuốc lá trên toàn cầu xác định thanh, thiếu niên là mục tiêu của quảng cáo và tiếp thị thuốc lá, nhất là các sản phẩm thuốc lá mới. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới chọn thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi Israel dỡ bỏ các hạn chế hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, nhấn mạnh rằng tuyến đường chính cung cấp viện trợ y tế khẩn cấp từ Ai Cập vào vùng đất này đã bị cắt đứt.
Mưa lớn kéo dài trong những ngày qua đã gây ngập lụt và lũ quét tại nhiều địa phương trên khắp Afghanistan. Các cơ quan Liên hợp quốc ngày 11/5 cho biết, hơn 330 người đã thiệt mạng, tại các tỉnh Takhar, Badakhshan, Ghor và Herat. Trong đó, tỉnh Baghlan ở miền bắc chịu thiệt hại nặng nhất, với hơn 300 người chết, hơn 1.500 ngôi nhà bị phá hủy.
Ðể đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao còn rất nhiều việc phải làm, cần có quyết tâm chính trị và sự vào cuộc của toàn thể nhân dân cũng như những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức. Tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao mới đây, những khó khăn đã được chỉ rõ và các giải pháp cũng được “gọi tên”, thậm chí có ý kiến cho rằng, chống lao đừng như chống lũ cuối nguồn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Cộng hòa Dân chủ Congo đã báo cáo hơn 4.500 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh mpox và gần 300 trường hợp tử vong kể từ tháng 1, tăng gần gấp ba lần so cùng kỳ năm ngoái.
Vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại. Trong vòng 50 năm qua, vaccine đã cứu sống gần 154 triệu người trên toàn cầu. Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới (từ ngày 24-30/4), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, địa phương và người dân “chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh”.
Theo WHO, các nước nên triển khai các biện pháp và quy trình nhằm ngăn chặn nguy cơ con người tiếp xúc với gia cầm và động vật bị mắc bệnh cúm gia cầm hoặc các loại virus khác gây bệnh cúm ở động vật.
Để giảm bớt sự gia tăng của bệnh béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp..., nhiều quốc gia đã thực hiện kết hợp ba nhóm giải pháp cùng lúc nhằm quản lý đồ uống có đường: áp thuế; hạn chế quảng cáo và tăng cường truyền thông. Trong đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt là giải pháp đã được hơn 100 quốc gia phát triển áp dụng, và có lẽ đã đến lúc Việt Nam cũng cần áp dụng những giải pháp này.
Chủ đề của Ngày Sức khỏe thế giới năm 2024 là “Sức khỏe của tôi, quyền của tôi,” với ý nghĩa bảo vệ quyền của mọi người được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nguồn nước, không khí trong sạch.
Tròn bốn năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Covid-19, các nhà lãnh đạo trên thế giới vẫn kỳ vọng sớm đạt được một hiệp ước về ứng phó các thảm họa dịch bệnh mới. Tăng cường hợp tác quốc tế tiếp tục là chìa khóa để thế giới vượt qua thách thức, trong bối cảnh nhiều dịch bệnh cùng bùng phát như hiện nay.
Phát biểu tại Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo một cuộc đối đầu tổng lực giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban chính là “thảm họa toàn diện”, đồng thời kêu gọi một lệnh ngừng bắn nhân đạo tại Dải Gaza. Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng xung đột đã và đang lan rộng; kêu gọi khẩn cấp giải quyết tình hình nhân đạo tại Gaza.
Theo Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đơn vị này chưa cấp số đăng ký nào cho các siro ho nhiễm độc tố do Công ty Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất và cảnh báo người dân không mua cũng như sử dụng các sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng.
Thuốc lá mới là khái niệm để chỉ các sản phẩm có chứa nicotine nhưng không đốt cháy nguyên liệu thuốc lá như thuốc lá điếu truyền thống. Đến nay phần lớn chính phủ các nước đã thành công trong việc ban hành chính sách quản lý thuốc lá mới phù hợp.
Báo cáo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố mới đây cho biết, khủng hoảng khí hậu đang gây ra những áp lực lớn chưa từng có với hệ thống y tế toàn cầu. Các dịch bệnh bùng phát liên tục như hiện nay đặt ra nhu cầu cấp thiết không chỉ về củng cố hệ thống y tế tại các nước, mà còn tăng cường đoàn kết quốc tế nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ngày 17/11, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam công bố Việt Nam đã tham gia Liên minh Hành động chuyển đổi về biến đổi khí hậu và sức khỏe (ATACH) để giúp hệ thống y tế góp phần thực hiện mục tiêu của đất nước là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres và lãnh đạo một số quốc gia đã xác nhận sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình quốc tế do Ai Cập tổ chức vào ngày 21/10.
Trước sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, Chính phủ Pháp quyết định thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng mới từ ngày 2/10, sớm hơn hai tuần so với kế hoạch ban đầu.
WHO cho biết, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu, với 4,2 triệu ca bệnh được ghi nhận trong năm 2022, cao hơn gấp 8 lần so với con số thống kê năm 2000.
Theo các cơ quan thời tiết, chưa có dấu hiệu cho thấy đợt nắng nóng trên toàn cầu sẽ dịu xuống trong những ngày tới. Thậm chí nền nhiệt cao kỷ lục được dự báo sẽ tiếp tục được xác lập vào cuối tuần này.
Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc nhiều nhất trên thế giới; mức giảm chưa đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá. Chính vì vậy, hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm nay có chủ đề "Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá", là dịp để các cơ quan chức năng thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng…
Ngày 23/5, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới đang khẩn trương liên hệ tìm nguồn thuốc hiếm để hỗ trợ Việt Nam điều trị cho các bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh bị ngộ độc botulinum.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 14,9 triệu người đã tử vong do các lý do liên quan Covid-19, qua đó rút ngắn 336,8 triệu năm tuổi thọ của người dân trên toàn thế giới.