Theo đó, huyện Cái Bè có 1 sản phẩm, huyện Cai Lậy có 6 sản phẩm, thị xã Cai Lậy có 2 sản phẩm, huyện Tân Phước có 2 sản phẩm, huyện Châu Thành có 10 sản phẩm, thành phố Mỹ Tho có 1 sản phẩm, huyện Gò Công Tây có 3 sản phẩm, thị xã Gò Công có 1 sản phẩm, huyện Tân Phú Đông có 1 sản phẩm.
Kết quả đánh giá, xếp hạng có 6 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 21 sản phẩm OCOP đạt 3 sao. Ngoài ra, tỉnh Tiền Giang cũng đề nghị cấp Trung ương đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP 5 sao đối với sầu riêng trái tươi của Công ty TNHH Tâm Thùy, điểm du lịch trại rắn Đồng Tâm của Trung tâm nuôi trồng nghiên cứu và chế biến dược liệu (Cục Hậu cần thuộc Quân khu 9).
Tính từ năm 2019 đến nay, Tiền Giang đã xây dựng và công nhận 175 sản phẩm OCOP theo Bộ tiêu chí quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng đánh giá cao các chủ thể sản xuất đã tâm huyết thực hiện những ý tưởng nhằm tạo ra sản phẩm đặc trưng, đa dạng.
Trong thời gian tới, các ngành, địa phương cần quan tâm bằng việc làm cụ thể và có định hướng, nhằm giúp các chủ thể tuyên truyền, quảng bá sản phẩm; đồng thời, tạo điều kiện để mỗi huyện, thành, thị có 1 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP. Tỉnh Tiền Giang phải phấn đấu có thêm nhiều sản phẩm OCOP 5 sao.
Các chủ thể sau khi được đánh giá, công nhận và phân hạng sẽ là cầu nối, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh Tiền Giang đến thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, việc phát triển sản phẩm OCOP cần lan tỏa thành phong trào trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.