Bệnh cúm diễn ra quanh năm và đặc biệt là vào mùa đông, khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu không giữ ấm và tăng cường đề kháng cho cơ thể, chúng ta có thể dễ dàng mắc bệnh.
Việc thông qua Luật Dược sửa đổi, bổ sung là bước đi quan trọng trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế và pháp luật trong hoạt động quản lý thuốc, đặc biệt trong bối cảnh mới của công tác phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu cấp bách về cung ứng thuốc.
Phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông cho biết các nhà nghiên cứu ở Iran đã cho ra đời phiên bản mới nhất thuốc điều trị ung thư Tederox, giúp bệnh nhân mắc căn bệnh nan y này sống lâu hơn.
Sau cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm mua sắm thuốc và đề xuất kiến nghị khu vực phía bắc, ngày 21/10, cuộc hội thảo gỡ khó cho các cơ sở y tế phía nam tiếp tục được Bộ Y tế triển khai với sự tham gia của hơn 200 đại biểu tham dự trực tiếp tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh và hàng trăm đại biểu tham dự tại các điểm cầu bệnh viện, sở y tế…
Với quy mô hơn 100 triệu dân và tổng tiền thuốc sử dụng năm 2023 là hơn 8 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam là khá hấp dẫn và còn nhiều dư địa cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bộ Y tế cho biết, 2024 là một năm then chốt với việc rà soát, sửa đổi các luật và quy định quan trọng để định hình hoạt động của ngành y dược trong một thập kỷ tới, góp phần phát triển hệ thống y tế bền vững và kiến tạo một hệ sinh thái thuận lợi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Trước thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh miền núi phía bắc do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã phát động trong toàn ngành chiến dịch cao điểm ủng hộ, tiếp sức cho ngành y tế hai tỉnh Lào Cai và Cao Bằng để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai.
Theo dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV ngày 18/6/2024 đã có nhiều thay đổi trong việc xử lý thuốc không bảo đảm chất lượng.
Với Luật Ðấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và Nghị định số 24/2024/NÐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ðấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực từ ngày 27/2/2024 đã cơ bản tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập.
Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, "đánh giá công nghệ y tế" đã và đang được coi là công cụ quan trọng trong quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt là trong việc xây dựng các gói quyền lợi bảo hiểm y tế. Tại Việt Nam, lần đầu tiên "đánh giá công nghệ y tế" được áp dụng trong xây dựng danh mục thuốc bảo hiểm y tế.
Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội để tìm hiểu tình hình cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 30/NQ-CP và Nghị định 07/2023/NĐ-CP tháo gỡ khó khăn trong công tác này.
Cách đây 68 năm (27/2/1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới Hội nghị cán bộ y tế với những lời nhắn gửi ân cần, những chỉ đạo sâu sắc, khoa học, mang tính thời đại, định hướng chiến lược cho ngành y tế Việt Nam phát triển. Ngày 27/2 hằng năm trở thành ngày truyền thống thiêng liêng và đầy ý nghĩa đối với ngành y, với những người thầy thuốc; là dịp để mỗi cán bộ, nhân viên y tế phấn đấu giành được nhiều thành tích, tiếp tục triển khai hiệu quả nhiệm vụ đầy vinh quang.
Sau gần 3 ngày đưa vụ án sai phạm trong đấu thầu thuốc xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk vào năm 2014-2015 ra xét xử sơ thẩm về các tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, chiều 17/2, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tuyên án 16 bị cáo là nguyên lãnh đạo, cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Đắk Lắk.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa công bố danh mục gần 8.900 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế được gia hạn đăng ký, tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành danh mục 134 thuốc nước ngoài được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trong đó có 61 loại sản xuất tại Ấn Độ.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa liên tiếp ban hành các quyết định cấp và gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam cho 485 loại thuốc sản xuất trong nước, nước ngoài.
Sáng 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì Phiên họp lần thứ 17 của Ban Chỉ đạo nhằm thảo luận công tác phòng, chống dịch thời gian tới, giải pháp tháo gỡ khó khăn để bảo đảm thuốc, vật tư y tế cho phòng, chống dịch và khám chữa bệnh cho nhân dân.
Chiều 18/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế-xã hội; phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Văn phòng Chính phủ vừa phát Thông báo số 229/TB-VPCP ngày 5/8/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Hiện nay, hoạt động đấu thầu thuốc tập trung, vật tư y tế trong danh mục bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn cả nước gặp nhiều khó khăn, bất cập. Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế do chậm hoàn thành các thủ tục đấu thầu đã ảnh hưởng xấu đến công tác khám, chữa bệnh khiến người bệnh phải chịu nhiều thiệt thòi, tốn kém và quyền lợi không được bảo đảm. Thực tế này rất cần được Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các địa phương sớm có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 17/3, Cục Quản lý Thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vừa phát hiện một kho hàng chứa hàng nghìn sản phẩm như thuốc, mỹ phẩm… nghi nhập lậu. Cơ quan chức năng đã tạm giữ số hàng trên để điểu tra làm rõ.
Người dân khi trở thành F1 hoặc F0 cần dự phòng một số thuốc và trang bị vật tư để bảo đảm cách ly và tự điều trị, đó là: các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…; nhóm các thuốc chữa ho; nhóm các thuốc tiêu chảy; nước súc miệng; cồn sát trùng; các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần); các loại thuốc xịt mũi; vitamin C, kẽm, các loại thảo dược trị cảm, trị ho; nước uống thông thường, nước bù điện giải.
Sáng 11-12, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, tối 10-12, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh đã khởi tố bị can và tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Nguyễn Hữu Thông, nguyên Trưởng phòng tổ chức và bà Cao Thị Ninh, Phó trưởng Phòng Tài chính kế toán Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk.
Liên quan đến vụ đồng loạt kiểm tra, khám xét công ty và hai nhà thuốc được cho là lớn nhất ở Đồng Nai, sáng 5-12, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, qua kiểm đếm đã tạm giữ 220 thùng thuốc, thực phẩm chức năng các loại, trị giá khoảng 5 tỷ đồng.
Trong bối cảnh tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, việc lựa chọn thuốc bảo đảm hợp lý, an toàn, hiệu quả và đặc biệt là phù hợp khả năng thanh toán cho người dân là bài toán đặt ra cho ngành y tế.