Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái cho biết, năm 2021, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ của sở đã phối hợp Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam triển khai đề tài “Sản xuất nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps Militaris trên giá thể nhộng tằm tại tỉnh Yên Bái”. Ưu điểm của phương pháp này là cho sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, dễ thực hiện, phù hợp bởi Yên Bái là địa phương có nghề nuôi tằm khá phát triển. Để nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo thì sản phẩm phải được nuôi cấy trong điều kiện an toàn vệ sinh nghiêm ngặt.
Do đó, Hệ thống phòng nuôi cấy mô của trung tâm được trang bị máy móc thiết bị chuyên dụng, phòng cấy giống, phòng nuôi trồng đáp ứng đủ các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm không khí, thực hiện nghiêm quy trình khử khuẩn, bảo đảm vô trùng. Đến nay, việc nghiên cứu đề tài đã cho ra sản phẩm nấm được đánh giá khá khả quan. Trung tâm đang tích cực quảng bá, giới thiệu để xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định.
Với vai trò nghiên cứu, thực nghiệm, chuyển giao khoa học và công nghệ, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái đã áp dụng công nghệ sinh học xây dựng các mô hình sản xuất nấm và chuyển giao khoa học, kỹ thuật, cung cấp giống nấm chất lượng cao cho các hộ dân trồng nấm. Thay vì sử dụng mùn cưa hoặc các phế phẩm nông nghiệp để làm nguyên liệu trồng nấm linh chi hay nấm lim xanh theo cách truyền thống, Trung tâm đã nghiên cứu và ứng dụng thành công giải pháp sử dụng gỗ khúc tận dụng từ khai thác rừng trồng để nâng cao hiệu quả nuôi trồng nấm dược liệu.
Ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất và đời sống là sự chuyển hóa tất yếu từ những tinh hoa tri thức thành những sản phẩm cụ thể, có tính ứng dụng cao, gắn liền với đời sống đã góp phần tăng năng suất, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người dân, hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái cho biết, trong các nhiệm vụ, công trình khoa học và công nghệ được triển khai, có nhiều công trình được đánh giá nghiệm thu loại khá, giỏi. Kết quả nghiên cứu đề tài, dự án khoa học đã được ứng dụng ngay vào thực tiễn sản xuất và đời sống, thiết thực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất và đời sống là sự chuyển hóa tất yếu từ những tinh hoa tri thức thành những sản phẩm cụ thể, có tính ứng dụng cao, gắn liền với đời sống đã góp phần tăng năng suất, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người dân, hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường.
Yên Bái đã triển khai nhiều dự án nhằm hiện đại hóa công nghệ sản xuất tại các nhà máy và xí nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và cải thiện chất lượng sản phẩm. Đáng chú ý, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được định nghĩa là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, kinh doanh vận tải, sản xuất giấy xuất khẩu và chế biến, gia công giấy vàng mã, thời gian qua, Công ty TNHH sản xuất, thương mại Đạt Phương, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên đã dành nguồn lực nhất định đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, số hóa quy trình hoạt động để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ông Cao Huy Điều, Giám đốc Công ty cho biết: Chuyển đổi số giúp nâng tầm giá trị, hoạt động quản lý, vận hành doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí.
Triển khai các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh Yên Bái đã lựa chọn các nội dung để hỗ trợ doanh nghiệp: Truyền thông, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp; tổ chức các hội nghị, hội thảo để doanh nghiệp tiếp cận các giải pháp chuyển đổi số; kết nối cung cầu và có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm các nền tảng số; hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó tập trung hỗ trợ mua sắm các nền tảng số phù hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số được nâng cao, giúp nắm bắt kịp thời các công nghệ mới, chủ động đầu tư cải tiến công nghệ, nghiên cứu, học hỏi và ứng dụng những mô hình, phương thức kinh doanh mới...
Tỉnh đã hỗ trợ 10 doanh nghiệp triển khai ứng dụng công cụ AI vào các hoạt động kinh doanh, marketing theo chương trình thí điểm triển khai mô hình “Bình dân học AI”; tư vấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh du lịch ứng dụng một số giải pháp công nghệ để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tìm kiếm khách hàng mục tiêu, giới thiệu quảng bá về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp...
Điển hình như việc triển khai nền tảng truy xuất nguồn gốc thông minh đối với các sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng và bưởi Đại Minh đã cho thấy hiệu quả rõ nét trong việc bảo vệ uy tín, thương hiệu, nâng giá trị sản phẩm.
Thời gian qua, việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Yên Bái có sự phát triển rõ nét. Năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 700 doanh nghiệp và hơn 1.500 lượt người được tập huấn, đào tạo, hướng dẫn cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; 20 doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai ứng dụng các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng công nghệ hiện đại; triển khai đa dạng hóa hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Tuy nhiên, thực tế quá trình chuyển đổi số cho thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hầu như mới ở giai đoạn đầu. Do đó, việc áp dụng nền tảng, công nghệ tại các doanh nghiệp còn rời rạc do thiếu giải pháp thiết thực; chưa có chiến lược thực hiện chuyển đổi số rõ ràng ngay từ đầu. Không ít doanh nghiệp thiếu kinh phí ứng dụng công nghệ số, thiếu cơ sở hạ tầng, khó khăn trong thay đổi thói quen kinh doanh, gặp khó trong việc tích hợp các công cụ công nghệ thông tin... dẫn đến việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp chưa như mong đợi.
Thực tế quá trình chuyển đổi số cho thấy, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh hầu như mới ở giai đoạn đầu.
Ông Nguyễn Duy Khiêm, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái khẳng định: Đồng hành với doanh nghiệp, tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số năm 2024, mở 3 lớp tập huấn cho khoảng 300 doanh nghiệp nhỏ và vừa về nhận thức, kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số.
Đồng thời, tổ chức tập huấn chuyên sâu cho 50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhằm hình thành các chủ doanh nghiệp hiểu rõ, biết triển khai chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp mình và hình thành các nhà lãnh đạo có vai trò dẫn dắt thực hiện trong doanh nghiệp; triển khai hỗ trợ từ 5-10 doanh nghiệp để hình thành nên các doanh nghiệp điển hình chuyển đổi số theo các lĩnh vực chế biến, du lịch, xây dựng, thương mại.